4P trong Marketing là gì? Phân tích 4P trong Marketing Mix

Thuật ngữ marketing mix lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1953 khi Neil Borden, là chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ lấy ý tưởng công thức thêm một bước nữa và đặt ra thuật ngữ Marketing mix. Đến năm 1960, một nhà tiếp thị nổi tiếng, E. Jerome McCarthy đã đề nghị phân loại theo 4P và đến thay thuật ngữ này  đã được sử dụng rộng rãi.

Vậy 4P trong marketing là gì? Nó ảnh hưởng thế nào đến một chiến dịch marketing? Chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Marketing Mix là gì?

Marketing Mix
Marketing Mix

Marketing Mix (Marketing hỗn hợp), đây là thuật ngữ của chủ  chủ tịch hiệp hội marketing Hoa Kỳ. Thuật ngữ này chỉ những công cụ tiếp thị cốt lõi để đạt được các mục tiêu tiếp thị trên thị trường. 

Hiểu đơn giản, Marketing Mix là việc doanh nghiệp tung ra sản phẩm/dịch vụ đúng nơi, đúng chỗ, đúng thời điểm và đúng giá. Đây được xem là một thách thức không nhỏ đối với các nhà quản trị và marketing bởi để làm các việc này là không hề dễ dàng.

4P trong marketing là gì?

Xem thêm: 7P trong Marketing

4P trong marketing
4P trong marketing

4P trong marketing (hay Marketing mix) là tập hợp các công cụ tiếp thị bao gồm 4 yếu tố: Sản phẩm (Product ), Giá cả (Price), Phân phối (Place), Xúc tiến (Promotion). 

Hiện nay, chiến lược 4P Marketing vẫn đang được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng để làm công cụ tiếp thị giúp nâng cao doanh thu và đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu.

4 chữ P ảnh hưởng đến quyết định mua hàng bao gồm:

  • Product (Sản phẩm): Sản phẩm bạn sẽ bán là gì?
  • Price (Giá): Sản phẩm của bạn giá thành bao nhiêu?
  • Place (Địa điểm): Khách hàng có thể mua sản phẩm của bạn ở đâu?
  • Promotion (Quảng bá): Khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm bằng cách nào?

Ý nghĩa của mô hình 4P trong Marketing

Ý nghĩa của mô hình 4P trong Marketing
Ý nghĩa của mô hình 4P trong Marketing

Xem thêm: ROI là gì

  • Thúc đẩy doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm/dịch vụ mới chất lượng 

Chiến lược 4P Marketing giúp cho doanh nghiệp nghiên cứu và hiểu rõ hơn về thị trường, nhu cầu của khách hàng. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra các ý tưởng sáng tạo hơn, mang đến những sản phẩm phù hợp, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Cụ thể, các sản phẩm/dịch ra mắt sau sẽ được tiêu chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng tốt hơn khi đưa ra thị trường, mang đến những lợi ích thậm chí là vượt quá sự mong đợi của khách hàng.

  • Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường 

Mục tiêu áp dụng các chiến lược 4P trong Marketing của doanh nghiệp là đưa thương hiệu phát triển hơn, phổ biến đến người tiêu trên khắp quốc gia. Khi áp dụng mô hình 4P, doanh nghiệp sẽ thường xuyên có các hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, giúp sản phẩm bán nhanh, nhiều hơn. Đồng thời, việc quảng bá hình ảnh sản phẩm/dịch vụ  cũng giúp doanh nghiệp khẳng định thương hiệu tốt hơn trên thị trường.

  • Tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng 

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực,  điều này đòi hỏi các đơn vị phải không ngừng đổi mới, tạo ra các sản phẩm tốt, chất lượng hơn, có những tính năng ưu việt hơn. Bên cạnh đó, vấn đề giá cả cũng có sự cạnh tranh khiến doanh nghiệp sẽ cần không ngừng giải quyết các vấn đề để tạo ra lợi thế cho mình. Việc cạnh tranh công bằng là điều kiện để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn.

  • Gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng

Ngoài việc mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, chiến lược 4P còn có vai trò quan trọng đối với người tiêu dùng. Cụ thể, khi các sản phẩm/dịch vụ mới với chất lượng, tính năng tốt, giá cả cạnh tranh sẽ giúp cho người tiêu dùng tiếp cận được các sản phẩm/dịch vụ nhanh chóng, tiện ích và hiệu quả nhất.

Phân tích các yếu tố trong Mô hình 4P marketing mix

1. Product – Sản phẩm

Sản phẩm bạn sẽ bán là gì?

Sản phẩm được đánh giá là yếu tố trung tâm của mô hình 4P trong Marketing, mọi hoạt động tiếp thị đều được bắt nguồn từ sản phẩm. Một sản phẩm cần phải thỏa mãn nhu cầu của một nhóm người nhất định, nó có thể dạng hàng hóa hoặc dịch vụ – tức là toàn bộ khía cạnh hữu hình và vô hình.

Một sản phẩm sẽ có một chu kỳ sống nhất định, bao gồm các giai đoạn: tăng trưởng, phát triển, bão hòa và giai đoạn suy thoái. Điều quan trọng là các nhà tiếp thị  phải tạo ra sản phẩm/dịch phù hợp với thị yếu của người tiêu dùng và luôn phải làm mới chúng để kích thích nhu cầu của người tiêu dùng nhiều hơn khi nó đến giai đoạn suy thoái.

Product - Sản phẩm
Product – Sản phẩm

Để phát triển sản phẩm phù hợp, bạn cần trả lời những câu hỏi sau:

  • Khách hàng muốn gì từ sản phẩm/dịch vụ của bạn?
  • Khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn như thế nào? Sử dụng ở đâu?
  • Sản phẩm cần có những tính năng gì để đáp ứng nhu cầu của khách hàng?
  • Còn tính năng cần thiết nào mà bạn đã bỏ qua không?
  • Bạn có đang xây dựng thừa tính năng mà khách hàng không cần đến không?
  • Khách hàng có thể trải nghiệm thử sản phẩm/dịch vụ trước khi mua hay không?
  • Sản phẩm/dịch vụ của bạn là duy nhất hay đã tồn tại trên thị trường?
  • Tên của sản phẩm/dịch vụ là gì? Có một cái tên hấp dẫn?
  • Kích cỡ, màu sắc, tên của sản phẩm có gây được sự thu hút, chú ý?
  • Sản phẩm/dịch vụ của bạn có gì khác biệt so với đối thủ?

2. Price – Giá cả

Xem thêm: Landing Page là gì

Giá cả hay giá trị tiền tệ, là số tiền mà khách hàng sẽ phải trả cho doanh nghiệp để có thể sở hữu sản phẩm hoặc dịch vụ. 

Giá cả của sản phẩm/dịch sẽ phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Bao bì, chiết khấu, thời gian, địa điểm, vận chuyển
  • Thiết kế
  • Nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận của khách hàng với sản phẩm
  • Dịch vụ và giá cả cạnh tranh
  • Thị phần
  • Thương hiệu và chất lượng sản phẩm
  • Nguyên vật liệu hoặc chi phí đầu vào và
  • Giá trị sản phẩm cảm nhận của khách hàng và giá cả hợp lý…

Giá cả đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra doanh thu, quyết định lợi nhuận và sự tồn tại của doanh nghiệp của bạn khi áp dụng mô hình 4P Marketing.

Price - Giá cả
Price – Giá cả

Sản phẩm/dịch vụ của bạn tính phí bao nhiêu là hợp lý?

Giá bán sẽ ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm bán được. Do đó, với các quyết định liên quan đến giá cả, doanh nghiệp sẽ cần phải hết sức cẩn trọng bởi đây chính là con dao 2 lưỡi  khi thực hiện mô hình 4P trong Marketing.

  • Nếu giá của bạn quá thấp, điều đó có thể khiến khách hàng nghĩ sản phẩm có chất lượng kém hay bạn sẽ có ít lợi nhuận hơn.
  • Nếu giá của bạn quá cao, khách hàng có thể mua ít hơn hoặc mua với số lượng nhỏ hơn.

Để xác định chi phí sản phẩm, bạn nên xem xét yếu tố sau:

  • Chi phí của sản phẩm
  • Giá sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh
  • Số tiền khách hàng sẵn sàng trả cho sản phẩm của bạn

Dưới đây là một số câu hỏi quan trọng mà bạn nên tự hỏi mình khi định giá cũng như lợi nhuận thu về từ sản phẩm/dịch:

  • Bạn đã tốn bao nhiêu tiền để sản xuất sản phẩm?
  • Giá trị mà sản phẩm/dịch vụ cung cấp cho khách hàng là gì?
  • Có nên giảm giá cho một phân khúc khách hàng cụ thể hay không?
  • Mức giá của bạn đang cao hay thấp hơn so với đối thủ?
  • Hình thức thanh toán (trả tiền mặt hay trả thẻ) và thời hạn thanh toán (trả một lần hay trả hàng tháng)?
  • Bạn có nghĩ rằng việc giảm giá nhẹ có thể làm tăng đáng kể thị phần của bạn?

3. Place – Phân phối

Mọi người sẽ mua sản phẩm/dịch của bạn ở đâu?

Place - Phân phối
Place – Phân phối

Địa điểm là nơi bạn sẽ bán sản phẩm/dịch vụ của mình và cách bạn sẽ phân phối nó.

  • Bạn sẽ bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng, hay bạn sẽ giao cho các đại lý hoặc nhà phân phối, những người sẽ bán nó thay bạn?
  • Nếu bạn tự bán sản phẩm, bạn sẽ bán qua Internet, qua mail hay tại một cửa hàng?
  • Địa điểm bạn chọn có thuận tiện để khách hàng tiềm năng ghé qua mua hàng không?

Có nhiều chiến lược phân phối, bao gồm:

  • Phân phối chuyên sâu
  • Phân phối độc quyền
  • Phân phối chọn lọc
  • Nhượng quyền thương mại

Địa điểm phân phối các sản phẩm/dịch vụ giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyển giao quyền sở hữu từ nhà sản xuất cho khách hàng. Theo đó, tỷ số lợi nhuận sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc hàng hóa chuyển nhanh hay chậm. Sản phẩm đến điểm bán càng sớm thì khả năng làm hài lòng khách hàng càng cao và lượng khách hàng trung thành với thương hiệu cũng gia tăng nhanh chóng. Ngoài ra, yếu tố địa điểm cũng đóng vai trò quan trọng đến vấn đề đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Cho dù bạn mới bắt đầu kinh doanh thì việc xem xét các phương thức phân phối mới hay cố gắng bán sản phẩm/dịch vụ của mình ra nước ngoài có thể sẽ hữu ích.

Dưới đây là một số câu hỏi mà bạn nên thử trả lời khi phát triển chiến lược phân phối của mình:

  • Khách hàng của bạn sẽ tìm kiếm dịch vụ/sản phẩm của bạn ở đâu?
  • Những loại cửa hàng nào mà khách hàng tiềm năng sẽ đến? Họ mua sắm trong trung tâm thương mại, trong cửa hàng thông thường, trong siêu thị hay mua Online?
  • Làm thế nào để bạn tiếp cận các kênh phân phối khác nhau?
  • Chiến lược phân phối của bạn khác đối thủ như thế nào?
  • Bạn cần một lực lượng bán hàng mạnh mẽ?
  • Có nên tham dự hội chợ thương mại?

4. Promotion – Quảng cáo, xúc tiến

Promotion là một phần của marketing hỗn hợp, quảng cáo bao gồm nội dung, thông tin liên lạc và thông điệp thuyết phục khán giả của bạn bao gồm cả người mua và những người có ảnh hưởng mua hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Promotion - Quảng cáo, xúc tiến
Promotion – Quảng cáo, xúc tiến

Xem thêm: SWOT là gì

Làm thế nào để sản phẩm/dịch vụ của bạn được nhiều tiêu dùng biết đến?

Có rất nhiều chiến thuật để quảng bá sản phẩm/dịch vụ tới các khách hàng tiềm năng mà bạn có thể sử dụng:

  • Quảng cáo truyền thống trên truyền hình, đài phát thanh, bảng quảng cáo, trên báo hoặc tạp chí
  • Quảng cáo trên Internet, social media và các kỹ thuật quảng cáo online khác
  • Tham gia các triển lãm/hội chợ thương mại và các sự kiện
  • In tờ rơi quảng cáo
  • Marketing trực tiếp qua điện thoại (telemarketing), thư và email
  • Truyền miệng cũng là một hình thức giúp quảng bá sản phẩm.

Bạn cần xác định phương pháp nào phù hợp với doanh nghiệp, nó còn phụ thuộc vào ngân sách và khách hàng tiềm năng của bạn.

Ngoài ra, bạn cần phải chắc chắn rằng đang quảng cáo sản phẩm hoặc dịch của mình ở nơi mọi người sẽ nhìn thấy nó và đó là nơi thu được lợi nhuận cao nhất.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm cũng nên chú ý đến bao bì sản phẩm cũng’ đây cũng là một phần quan trọng trong chiến thuật quảng bá, đặc biệt nếu sản phẩm của bạn sắp được đặt trên kệ cạnh các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Bạn cần suy nghĩ về:

  • Đối thủ cạnh tranh đóng gói sản phẩm như thế nào?
  • Loại bao bì thiết kế như nào (màu sắc, kiểu dáng, chất liệu) sẽ thu hút khách hàng tiềm năng của bạn?
  • Cung cấp tính năng và lợi ích của sản phẩm trên bao bì như nào cho hấp dẫn?
  • Các yêu cầu về bao bì nhãn hàng là gì?

Thông điệp và hình ảnh thương hiệu bạn sử dụng rất quan trọng trong việc khiến mọi người biết đến và yêu thích sản phẩm/dịch vụ của bạn. Cụ thể:

  • Thông điệp của bạn cần thuyết phục người tiêu dùng rằng họ cần hoặc nên mua sản phẩm/dịch vụ và nó sẽ mang lại cho họ những giá trị cần thiết.
  • Thương hiệu của bạn phải đủ hấp dẫn để họ nhớ đến nó và nghĩ về doanh nghiệp và sản phẩm/dịch vụ của bạn khi đưa ra quyết định mua hàng hoặc giới thiệu sản phẩm cho bạn bè của họ.

Để tạo ra một chiến lược quảng bá sản phẩm/dịch vụ hiệu quả, bạn nên tham khảo trả lời các câu hỏi sau:

  • Làm thế nào để gửi thông điệp tiếp thị đến những người mua tiềm năng của bạn?
  • Thời điểm nào là tốt nhất để quảng bá sản phẩm của bạn?
  • Bạn sẽ tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình thông qua quảng cáo truyền hình chứ?
  • Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội trong việc quảng bá sản phẩm có phải tốt nhất không?
  • Chiến lược quảng bá của đối thủ cạnh tranh của bạn là gì?

Các bước phát triển 4P trong marketing mix

1. Xác định Điểm bán hàng độc nhất

Unique selling point (USP hay Điểm bán hàng độc nhất) là những giá trị riêng của từng sản phẩm/dịch vụ của bạn mới có được.

Đây cũng chính là điểm khác biệt giúp bạn nổi bật hơn so với các đối thủ.

Thông qua các tìm hiểu, khảo sát người tiêu dùng những nhu cầu của  người tiêu dùng. Từ đó, xác định được đâu là những đặc điểm hoặc tính năng chính cần thêm vào sản phẩm/dịch vụ của mình để giúp nó được nhiều khách hàng yêu thích.

2. Thấu hiểu khách hàng

Thấu hiểu khách hàng
Thấu hiểu khách hàng

Hãy các định khách hàng của mình thông qua các câu hỏi sau:

  • Ai là người sẽ mua sản phẩm/dịch vụ của bạn?
  • Vấn đề mà họ đang gặp phải và cần giải quyết là gì?
  • Họ mong muốn một sản phẩm/dịch vụ như thế nào?

Chỉ khi hiểu được nhu cầu khách hàng thì bạn mới đưa ra các offer đúng với insight vào từng đối tượng mà mình hướng tới, từ đó giúp marketing hiệu quả hơn.

3. Tìm hiểu đối thủ

Các vấn đề liên quan đến chi phí, chương trình giảm giá, bảo hành, ưu đãi đặc biệt, … của đối thủ phải bạn nắm bắt kịp thời, từ đó phân tích và tìm ra những lợi thế của mình và xây dựng chiến lược tốt hơn họ.

Tìm hiểu đối thủ
Tìm hiểu đối thủ

4. Đánh giá các kênh phân phối và địa điểm mua hàng

Đánh giá các kênh phân phối và địa điểm mua hàng
Đánh giá các kênh phân phối và địa điểm mua hàng

Hiện nay, các phương thức truyền thông rất phong phú và phát triển, việc bạn chỉ bán hàng theo cách truyền thống sẽ rất khó để tăng trưởng. 

Do đó, việc nhà quản trị cần đánh giá các kênh phân phối là điều vô cùng quan trọng. Ở bước này, có hai câu hỏi lớn được đặt ra:

  • Khách hàng tiếp cận nguồn thông tin qua đâu? Có thể là Facebook, Instagram hay các website hoặc người nổi tiếng. Tùy thuộc vào từng nhóm khách hàng để doanh nghiệp lựa chọn và kết hợp các kênh truyền thông cho phù hợp và hiệu quả. 
  • Thói quen mua sắm và địa điểm mua sắm của khách hàng là ở đâu? Việc nghiên cứu để trả lời câu hỏi này giúp sản phẩm có thể được bao quát và phân phối một cách rộng rãi và gần gũi với khách hàng hơn. Từ đó tăng khả năng mua hàng nhiều hơn. 

5. Phát triển chiến lược truyền thông (Promotion)

Xem thêm: Infusionsoft

Chiến lược truyền thông là công việc cần thực hiện đối với bất cứ doanh nghiệp, bất cứ sản phẩm/dịch vụ nào. Nếu không sẽ chẳng ai biết đến bạn cả. 

Ở bất kỳ phương thức quảng cáo nào, marketer cũng cần phải đảm bảo tính thu hút khách hàng tiềm năng, đồng thời các tính năng và lợi ích của sản phẩm/dịch vụ được làm nổi bật, dễ hiểu.

Phát triển chiến lược truyền thông (Promotion)
Phát triển chiến lược truyền thông (Promotion)

6. Kết hợp các yếu tố và kiểm tra tổng thể

Vì cả 4 yếu tố trong 4P Marketing đều phụ thuộc và có liên quan mật thiết đến nhau, nên khi kết hợp với nhau tạo sẽ tạo nên một chiến lược thành công.

Việc thường xuyên kiểm tra tiến độ công việc là cách đánh giá chính xác, ngoài ra giúp bạn dễ dàng phát hiện điều bất thường để điều chỉnh kịp thời. 

  • Các kênh phân phối, kênh marketing có củng cố giá trị của sản phẩm/dịch vụ hay không?
  • Tài liệu quảng cáo có phù hợp với kênh phân phối được đề xuất?
  • Kết hợp các yếu tố và kiểm tra tổng thể
    Kết hợp các yếu tố và kiểm tra tổng thể

Ví dụ thực tế mô hình 4P trong marketing 

Tìm hiểu: Chiến lược 4P marketing tại Starbucks

  • Produce = Sản phẩm cafe với nhiều loại và hương vị khác nhau đáp ứng khẩu vị đa dạng của từng khách hàng. Các sản phẩm được phân loại dựa theo nhiều tiêu chí như loại hạt cà phê, độ rang hạt cà phê, mùi vị… Chính chất lượng của từng hạt cà phê làm nên điều khác biệt cho thương hiệu này. 
  • Price = Giá cả: Do nhắm đến phân khúc tầm cao, nên giá của thương hiệu này khá cao so thị trường cà phê Việt Nam hiện nay. Tuy giá cao tầm 75 – 150,000 đồng/ cốc cafe nhưng khách hàng vẫn yêu thích sử dụng vì không gian quán và cách phục vụ tạo nên đẳng cấp cho người dùng.
  • Place = Phân phối: Starbucks trực tiếp qua hệ thống cửa hàng thương hiệu trên toàn thế giới. Các địa điểm cửa hàng được chọn dựa trên nhiều tiêu chí như mặt đường, trung tâm đông đúc, khu thương mại, thiết kế của quán vô cùng tinh tế, độc đáo.
  • Promotion = Truyền thông: Tuy nhiên, chính sách truyền thông của thương hiệu chưa thành công hoàn toàn mà còn gặp phải nhiều vấn đề do chưa hoàn toàn tìm hiểu về văn hóa, thói quen tiêu dùng của khách hàng ở mỗi quốc gia. Chính vì vậy đã để lại nhiều bài học cho thương hiệu trong việc nghiên cứu kỹ quốc gia họ muốn hướng tới. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *