Theo khảo sát của Google, khoảng 53% khách truy cập website sẽ rời đi nếu trang web này mất hơn 3s để load. Điều này cho thấy Tốc độ tải trang là một trong những yếu tố quan trọng cần được lưu ý khi thiết kế websites và trong quá trình SEO. Vì vậy, khi Google phát hành bản update mobile-friendliness (thân thiện với mobile) và dần biến nó thành một trong những yếu tố đánh giá mobile search engine, các site owner dần tìm cách cải thiện mobile experience nhanh hơn.
Vậy đâu là giải pháp để tối ưu hóa tốc độ load trang cho người dùng mobile. AMP – Accelerated Mobile Pages là một cách có thể giải quyết hiệu quả vấn đề này. Vậy cách nó hoạt động và ảnh hướng đến trải nghiệm người dùng mobile như thế nào sẽ được giải đáp qua bài viết ngay sau đây.
Google AMP là gì?
Xem thêm: Meta Description

AMP viết tắt của Accelerated Mobile Pages là trang tăng tốc dành cho thiết bị di động. Google AMP là công nghệ mã nguồn mở được phát triển bởi Google và Twitter giúp tăng tốc độ tải trang trên các thiết bị di động. Đối với những website được cài đặt AMP, khi người dùng thiết bị di động ấn truy cập vào thì nội dung website sẽ hiển thị gần như ngay lập tức, điều này mang đến trải nghiệm tuyệt vời đến người dùng.

AMP là mã nguồn mở, do đó bất cứ ai cũng sử dụng được nó, APM được rất nhiều trang website sử dụng, trong đó có cả những trang web báo chí, truyền thông như bbc.com, dantri.net.
Vậy tại sao nó làm được điều này?
Khi website có sự hỗ trợ của AMP thì Google sẽ lưu giao diện website đó vào trong bộ nhớ Google AMP Cache, khi người dùng click vào trang web thì link hiển thị vẫn là link của bạn tuy nhiên text, hình ảnh họ đang xem thực tế là của Google xuất ra cho người dùng xem.
Lý do tốc độ website được load rất nhanh là bởi máy chủ của Google rất mạnh và thiết bị của người dùng sẽ không phải mất quá nhiều thời gian để load dữ liệu như load website trên hosting của bạn.
Kỹ thuật AMP áp dụng để hỗ trợ tăng tốc độ tải trang

Xem thêm: Anchor Text
- Kỹ thuật lazy loading image: Trang web sẽ ưu tiên tải nội dung nhẹ hơn, thường là phần text và trì hoãn việc tải hình ảnh/video cho đến khi người dùng cuộn đến vị trí đó và có xu hướng ngừng lại để xem hình ảnh/video. Nhờ giảm thiểu tối đa việc tải những dữ liệu không cần thiết, tốc độ tải trang sẽ được cải thiện.
- Kỹ thuật tải javascript bất đồng bộ async: Đây là kỹ thuật thiết kế website sẽ thực hiện chạy code và upload dữ liệu riêng biệt. Nghĩa là khi phần dữ liệu từ đoạn trên vẫn chưa xử lý hoàn tất thì phần bên dưới vẫn sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của nó, do đó người dùng sẽ không mất nhiều thời gian chờ đợi.
- Kỹ thuật CDN để javascript nhanh chóng: CDN là hệ thống máy chủ được đặt ở nhiều vị trí, quốc gia khác nhau. Hệ thống này giúp việc truyền tải dữ liệu từ một nguồn đến nhiều người dùng nhanh chóng và đơn giản hơn.
Lợi ích của AMP mang lại cho thiết bị di động

-
Tốc độ tải trang nhanh giúp khách hàng có trải nghiệm tốt hơn
Content hay nhưng nếu người dùng mất quá nhiều thời gian để load trang thì khả năng cao người dùng đã out ra trước khi đọc. Thậm chí chỉ cần bị delay 1 giây cũng có thể giảm conversion đến 3.5% và giảm lượt pageview đến 9.4% và tăng bounce rate đến 8.3% (theo nghiên cứu của Embrk).

Xem thêm: External Link
Theo Google cho biết, những website sử dụng AMP sẽ làm giảm thiểu thời gian tải trang từ 15% đến 85%, cao gấp 4 lần so với các trang khác. Thời điểm tháng 12 năm 2015, Google cũng cho biết AMP có thể trở thành một yếu tố ranking cho trang web. Thực tế cũng chỉ ra rằng, các trang web được tối ưu bằng AMP thường được xếp hạng cao hơn, nhanh hơn và có tỉ lệ chuyển đổi cao hơn.
-
Tốc độ tải trang nhanh ảnh hưởng tích cực đến SEO
Mặc dù AMP không phải là yếu tố trực tiếp để yếu tố đánh giá ranking, nhưng thời gian tải trang lại là một yếu tố quan trọng trong SEO.
Những website sử dụng AMP có tốc độ tải trang nhanh hơn thường sẽ được Google đánh giá và xếp thứ hạng cao hơn (trên thiết bị di động).
Sử dụng AMP giúp tăng khả năng người dùng xem nội dung website, mang đến trải nghiệm chất lượng cao cho người thì đây cũng là một sự cải thiện đáng kể thứ hạng SEO. Sự hài lòng này của người dùng cũng làm tăng khả năng họ theo dõi list hoặc mua hàng của bạn.
-
Tăng khả năng truy cập web từ kết quả tìm kiếm
Hiện nay, AMP đang khá phổ biến và có thể tăng lên trong tương lai khi Google vẫn công nhận AMP là một giải pháp hữu ích. Dó đó, khách hàng sẽ ưu tiên truy cập các trang có hỗ trợ AMP hơn. Từ màn hình kết quả tìm kiếm, người dùng có thể nhìn thấy trang nào hỗ trợ AMP quả biểu tượng “tích xanh”.

-
Giúp tracking người dùng đơn giản hơn
Sẽ có nhiều lý do khiến bạn cần xác định người dùng đến từ đâu, họ xem những trang nào,…Và các công ty hỗ trợ giải pháp này bao gồm WordPress, Chartbeat, LinkedIn, Adobe Analytics, Pinterest và cả Twitter.
-
Nâng cao hiệu năng server
AMP làm giảm tải trên server hosting, nâng cao hiệu năng của server khi trang có nhiều truy cập từ điện thoại.
Hạn chế của AMP
- Giảm lợi nhuận quảng cáo
Nhiều người sử dụng website hay blog với mục đích kiếm tiền và nó đem lại nguồn thu khá lớn. Tuy nhiên, các trang AMP không dễ dàng để triển khai quảng cáo và điều này làm giảm đáng kể doanh thu của họ.
- Hạn chế khả năng phân tích
AMP hỗ trợ Google Analytics khá hạn chế, với nhiều yêu cầu từ các thẻ khác cũng cần triển khai trên tất cả các trang cài AMP. Điều này khiến nó tốn nhiều thời gian cài đặt các thẻ để thu thập và phân tích dữ liệu thường không chính xác.
- Phụ thuộc lớn vào bộ nhớ cache
Tốc độ tải trang nhanh hơn là nhờ vào việc bản cache đã lưu sẵn. Việc này khiến website của bạn trở nên phụ thuộc bộ nhớ Cache bởi thực chất Google không hề cung cấp bất cứ nền công cụ nào để trang web tải nhanh chóng hơn.
Nói chung, bên cạnh những lợi ích của AMP mang lại thích nó cũng có những hạn chế nhất định. Vì vậy các nhà phát triển nên nghiên cứu và cân nhắc kĩ khi sử dụng AMP.
Hướng dẫn cài đặt AMP cho website
Cài đặt plugin AMP miễn phí cho website WordPress
Xem thêm: Công cụ nghiên cứu từ khóa

Bước 1: Vào trang quản trị website WordPress Dashboard > Chọn Plugins sau đó chọn > Add New
Bước 2: Tại ô tìm kiếm gõ tên plugin “AMP for WordPress” ào
Bước 3: Click “Install” để cài đặt
Bước 4: Sau khi cài đặt xong, chuyển đến tab Appearance sau đó > AMP. Tại đây có nhiều tab để bạn điều chỉnh trang AMP theo ý mình, ví dụ như:
- Tab Design: điều chỉnh text của site, link cho đến background,…
- Tab General: Chọn sử dụng AMP cho trang nào, post nào,…
Cài đặt AMP cho website sử dụng mã nguồn khác
Nếu trường hợp website của bạn đang là nền tảng khác hoặc là source code bạn tự lập trình riêng thì để sử dụng được AMP buộc bạn phải thiết kế và xây dựng một phiên bản dành riêng cho AMP.
Nếu trang web của bạn sẽ có những trang có phiên bản AMP và không AMP, hãy thêm những thẻ khai báo để Google hiểu được để lập chỉ mục và tăng thứ hạng cho trang.
- Trên trang không phải AMP, tham chiếu đến phiên bản AMP của trang để cho Google và các nền tảng khác biết về nó:
<--! link rel="amphtml" href="https://example.com/this-is-an-example-amp.html" !--/>
- Trên trang AMP, thêm văn bản sau để tham chiếu đến phiên bản chuẩn không phải AMP của nó:
<--! link rel=”canonical” href=”https://example.com/this-is-an-example.html” !-- />
- Đối với các trang AMP độc lập (những trang không có phiên bản không phải AMP), trang AMP phải chỉ định chính nó làm phiên bản chuẩn:
<--! link rel=”canonical” href=”https://example.com/this-is-an-example-amp.html”!-- />
Các trang AMP độc lập cũng sẽ được lập chỉ mục nếu có thể tìm thấy chúng. Hãy đảm bảo rằng các trang AMP độc lập được liên kết với các trang được lập chỉ mục khác hoặc được liệt kê trong sơ đồ trang web (sitemap.xml) của bạn.
Cách kiểm tra AMP
Kiểm tra hợp lệ
- Bước 1: Truy cập vào đường link: https://search.google.com/test/amp
- Bước 2: Dán đường link mà bạn muốn kiểm tra vào khung
- Bước 3: Kích vào “Test URL” để bắt đầu quy trình kiểm tra
Sau đó, hệ thống sẽ báo lại kết quả ngay lập tức. Thông báo “Valid AMP” và màu xanh lá nghĩa là hợp lệ. Còn các trường hợp không hợp lệ, hệ thống sẽ thông báo lỗi để bạn tiến hành điều chỉnh.

Kiểm tra tốc độ tải trang
Bạn có thể sử dụng một số công cụ giúp bạn kiểm tra tốc độ tải trang:
- Google PageSpeed Insights: Công cụ hỗ trợ kiểm tra tốc độ trang, đánh giá quá trình tải trang trên các thiết bị khác nhau, cung cấp đề xuất giúp bạn cải thiện tốc độ tải trang
- Think with Google: Công cụ hỗ trợ kiểm tra tốc độ tải trang trong các điều kiện kết nối mạng khác nhau, bao gồm thời gian tải khi sử dụng 3G, 4G.
- Dotcom Monitor: Công cụ hỗ trợ kiểm tra và phân tích toàn diện website: thời gian tải trang, số lượng yêu cầu, tốc độ tải trên các trình duyệt phổ biến, kiểm tra hosting và server web,…
Cách vô hiệu hóa Google AMP trong tìm kiếm Google
Tất nhiên không phải lúc nào bạn cũng có như cầu sử dụng AMP, một lúc nào đó bạn muốn vô hiệu hóa AMP thì có thể làm theo cách dưới đây.
Cách 1: Sử dụng tìm kiếm Google được mã hóa

- Bạn có thể buộc Google hiển thị các phiên bản trang web thông thường bằng cách sử dụng tìm kiếm Google được mã hóa. Thay vì tìm kiếm trực tiếp từ thanh tìm kiếm của trình duyệt, hãy mở encrypted.google.com và thực hiện tìm kiếm như bình thường.
- Tuy nhiên, không phải lúc nào nó cũng được điều hướng đến các trang Web được mã hóa. Cho nên, bạn có thể đặt nó làm trang chủ mặc định trên các thiết bị thiết bị di động của bạn.
Cách 2: Sử dụng DeAMpify dành cho Android

- DeAMpify là một ứng dụng trên Android cho phép bỏ qua các liên kết AMP. Tuy nhiên, nó chỉ hoạt động nếu bạn tìm kiếm trên ứng dụng Google Search dành cho Android. Và nó không hoạt động nếu bạn thực hiện tìm kiếm trực tiếp trong Chrome.
- Khi bạn tìm kiếm trên Google Search, hãy nhấn vào liên kết có nhãn AMP. Sau đó, bạn chọn DeAMpify và bấm Always để ứng dụng có thể mở liên kết ban đầu trong Chrome.
- Với phiên bản Pro để loại bỏ các quảng cáo phiền phức và mở khóa một số chức năng nâng cao khác.
Cách 3. Sử dụng tính năng Bang của DuckDuckGo

DuckDuckGo là công cụ giúp bạn tìm kiếm tập trung vào bảo mật. Bạn có thể sử dụng DuckDuckGo để tìm kiếm trên Google và nó hiển thị liên kết ban đầu thay vì phiên bản AMP. Công cụ này hoạt động trên các thiết bị di động Android hoặc iOS.
Nếu như bạn đang dùng Chrome trên điện thoại thì hãy thiết lập DuckDuckGo theo các bước sau:
- Bước 1: mở DuckDuckGo.com trên trình duyệt Chrome, sau đó nhấn vào Add DuckDuckGo to Chrome.

- Bước 2: Mở Chrome Settings > Search engine và chọn DuckDuckGo.
Trên iPhone, mở Settings > Safari > Search Engine và chọn DuckDuckGo.

Lời kết: Bài viết đã chia sẻ chi tiết những kiến thức liên quan đến Google AMP, từ khái niệm APM, những lợi ích và hạn chế của AMP mang lại, đồng thời là cách cài đặt AMP cho website. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho công việc của các bạn nhé.