Audit Website là gì? 4 bước thực hiện Audit Website hiệu quả

Audit Website là gì?

Audit Website là gì?
Audit Website là gì?

Audit Website là quá trình phân tích, đánh giá thực trạng và cập nhật liên tục toàn bộ trang web. Từ đó, giúp bạn kịp thời phát hiện ra các vấn đề tích cực hoặc lỗ hổng đang gặp phải để nhanh chóng đưa ra những phương án giải quyết tối ưu.

Xem thêm: Local SEO là gì?

Quá trình audit website giúp bạn có thể phát hiện được:

  • Hiệu suất trang web
  • Các vấn đề kỹ thuật đang tồn tại trên website
  • Các vấn đề về cấu trúc trang
  • Các vấn đề SEO trên trang (SEO Onpage & SEO Offpage)
  • Vấn đề về trải nghiệm người dùng
  • Thị trường cạnh tranh

Audit Website thường được thực hiện khi bạn mới bắt đầu dự án, thực hiện theo định kỳ. Với những website lớn, việc audit website cần được kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện sự cố nếu có. Còn với website nhỏ, có thể kiểm tra website định kỳ  từ 1 – 3 tháng tùy theo nhu cầu. Với những website bất ngờ có hiện tượng xấu, traffic giảm bất thường hay thứ hạng từ khóa giảm mạnh thì cần được audit website ngay.

Tầm quan trọng Audit website với dự án SEO

SEO Audit bao gồm kế hoạch và chiến lược cho quá trình làm của bạn, giúp bạn dễ dàng đo lường, đánh giá và thống kê được hiệu quả tốt nhất một cách chuyên nghiệp, có trình tự và tiết kiệm được thời gian, chi phí. 

Tuy nhiên, những công cụ này đa phần chỉ xem xét và đưa ra các đánh giá theo những tiêu chí của những cỗ máy tìm kiếm. Thực tế cho thấy các chuyên gia thường sẽ đưa ra kế hoạch, chiến lược tốt hơn các công cụ này. Bởi các công cụ hỗ trợ thường cập nhật các tiêu chí mới chậm hơn so với những chuyên gia, vì chúng phải mất một quá trình chỉnh sửa và cập nhật cho nó.

Do đó, với những doanh nghiệp lớn và đang đầu tư quảng bá thương hiệu thì nên sử dụng  các cỗ máy tìm kiếm từ các công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp.

Tầm quan trọng Audit website với dự án SEO
Tầm quan trọng Audit website với dự án SEO

8 lợi ích từ dịch vụ audit website mang lại:

  • Cải thiện tăng lưu lượng truy cập và thứ hạng từ khóa của website trong 1 – 2 tháng.
  • Tăng khả năng hiển thị của website trên SEPRs của Google và các công cụ tìm kiếm khác.
  • Cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng chuyển đổi.
  • Dễ dàng thực hiện các bước tối đa hóa SEO Onpage
  • Cải thiện chiến lược để xây dựng liên kết.
  • Tìm hiểu, đo lường hiểu cách cải thiện chất lượng nội dung website.
  • Giúp website tránh khỏi các các án phạt của Google
  • Vượt mặt đối thủ cạnh tranh.

Xem thêm: Backlink là gì?

Hướng dẫn quy trình Audit Website hoàn chỉnh

Để trang web đạt được những thành công kể trên, cần thực hiện đúng và đủ các bước audit website như sau:

Bước 1: Đánh giá hiệu suất website

Đánh giá hiệu suất website
Đánh giá hiệu suất website

Trong bước này, bạn cần thực hiện kiểm tra tình hình hoạt động của trang web, tập trung quan tâm về cách điều hướng người dùng. Bởi số lượng traffic càng cao tỷ lệ thuận với cơ hội khách hàng tiềm năng tìm đến website của bạn. Vậy ở phần đánh giá hiệu suất website bạn cần lưu ý:

  • Đảm bảo tất cả những thông tin chính của bạn được sắp xếp một cách khoa học tại menu.
  • Thiết kế và bố cục trang có đơn giản, trực quan. Cũng không nên để rải rác quảng cáo, CTA hoặc liên kết quá nhiều trên trang.
  • Đường dẫn chuyển đổi, giỏ hàng hoặc quy trình thanh toán có trực quan, dễ dùng hay không?
  • Theo khảo sát thực tế có đến 80% khách hàng sẽ không quay lại trang web có hiệu suất kém và tốc độ tải trang chậm. Việc chậm trễ 1 giây cũng sẽ khiến bạn thua xa đối thủ, vì vậy hãy tối ưu lại tốc độ load của web ở mức tốt nhất. 

Bước 2: Đánh giá SEO

Đánh giá SEO
Đánh giá SEO
  • Nội dung trang web

Để đánh giá chất lượng nội dung một cách trực quan nhất, hãy đặt mình vào vai trò của người dùng để xác định thông tin bạn cần truyền tải là gì? Có dễ hiểu hay không? Thông tin này đã đủ làm bạn hài lòng? Chủ đề mà bạn chia sẻ có liên quan đến website hay không?

Hãy hướng đến những nội dung cần thiết và làm thật tốt sẽ để tăng độ tin cậy và uy tín cho website của bạn.

Xem thêm: Loại bỏ các tài nguyên chặn hiển thị

  • SEO onpage

Để kiểm tra nội dung SEO onpage, hãy tiến hành phân tích các từ khóa như sau:

– Xem xét phân tích để đánh giá hiệu suất từ ​​khóa. Những từ khóa nào đem lại lưu lượng truy cập lớn nhất và khách hàng tiềm năng nhiều nhất

– Đánh giá mức độ hiệu quả của từ khóa trong chiến lược nội dung. Bạn cần thêm bao nhiêu nội dung có liên quan vào trang web để định hướng từ khóa đó.

– Xem lại các yếu tố SEO onpage cơ bản như URL, tiêu đề trang, meta description. Hãy đảm bảo rằng các từ khóa xuất hiện ở những nơi có liên quan.

Bước 3. Đánh giá kỹ thuật

Đánh giá kỹ thuật
Đánh giá kỹ thuật
  • Giao diện Responsive

Theo số liệu thống kê vào năm 2019, tỷ lệ người dùng truy cập Internet bằng thiết bị di động vượt hẳn so với máy tính bàn, laptop hay máy tính bảng. Hãy đảm bảo rằng website giao diện Responsive, hiển thị thân thiện trên di động và tất cả các thiết bị khác.

  • Các thông báo lỗi (Broken link)

Những thông báo lỗi thường xuất hiện khi bạn chưa dọn dẹp sạch các liên kết hỏng, vô tình bạn đã để các thông báo lỗi dẫn người dùng đi vào hẻm cụt.

Để kiểm tra và dọn dẹp sạch các đoạn mã phản hồi 302, 404, 500 bạn có thể sử dụng công cụ Xenu’s Link Sleuth hay Google Webmaster Tool.

  • Tối ưu hóa URL

Với những trường hợp như URL quá dài do nhồi nhét từ khóa, chứa ID phiên hoặc chứa các tham số động không sẽ khiến cho các công cụ tìm kiếm rất khó lập chỉ mục. Dẫn đến tỷ lệ người dùng click thấp hơn từ kết quả tìm kiếm.

Bước 4. Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi khi Audit Website

Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi khi Audit Website
Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi khi Audit Website

Cho dù có content chất lượng, lưu lượng truy cập trang web tăng. Nhưng tỷ lệ chuyển đổi lại rất thất thì 3 bước trên cũng coi như vô ích.

Đây là nơi CTAs (lời kêu gọi hành động, như “click vào đây”, “mua ngay”, “xem ngay) và trang đích đóng vai trò then chốt trong hiệu suất website của bạn. Ngoài việc giúp bạn nắm bắt thông tin khách hàng truy cập giúp bạn theo dõi khách hàng tiềm năng, còn giúp khách truy cập quen với nội dung và tiếp cận thương hiệu của bạn.

Xem thêm: Traffic là gì?

Một số công cụ hỗ trợ Audit website

1. SEO Ptimer

SEOPtimer là một công cụ hỗ trợ Audit SEO và xem xét trang web rất dễ sử dụng, giúp bạn nhanh chóng thực hiện phương pháp để Audit SEO trang web của bạn. 

SEOPtimer thích hợp cho các nhà tiếp thị, doanh nhân, lập trình hoặc quản trị viên web,… Nó checksthe trang web và cung cấp một báo cáo toàn bộ về những gì các vấn đề sẽ được cố định để cải thiện SEO của bạn trên trang đó.

2. My Site Auditor

My Site Auditor là một công cụ Audit SEO đáng tin cậy, cung cấp cho bạn nhiều hướng dẫn SEO. 

Để sử dụng công cụ này, bước đầu tiên bạn phải cá nhân hoá nó bằng cách nhúng vào trang web của bạn. Sau đó, kiểm tra email của bạn sẽ có rất nhiều dẫn SEO được gửi đến bạn. My Site Auditor sẽ là một cách nhanh chóng để kiểm tra trang web của bạn.

3. Found SEO Audit Tool

Found SEO Audit Tool chủ yếu được sử dụng để tìm ra những sai lầm SEO đơn giản mà bạn thực hiện làm trên trang web của bạn. Sau khi phân tích trang web của bạn, nó sẽ cung cấp cho bạn dữ liệu liên kết, thẻ Meta, nội dung và các vấn đề kỹ thuật khác mà bạn phải sửa chữa.

4. Raven Tools

Raven Tools cung cấp một dịch vụ đáng tin cậy cho một cuộc khảo sát trang web hoàn chỉnh. Raven Tools là một phần mềm giành được nhiều giải thưởng cho Audit SEO. 

5. SEO Auditor

Sau khi thử nghiệm trang web của bạn với SEO Auditor, công cụ này hiển thị cho bạn 10 từ khóa, tệp robots.txt, tệp sitemap.xml, tốc độ trang Google, trạng thái xã hội và dữ liệu DA & PA. Tất cả các báo cáo này giúp bạn tái tạo lại SEO và trang web của bạn.

 

Lời kết: Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp các bạn hiểu một cách tổng quan về Audit Website cũng như các bước thực hiện Audit Website một cách hiệu quả nhất. Theo dõi ddi.vn để cùng nhau nắm bắt nhiều thông tin hữu ích giúp website có một thứ hạng cao trên bảng xếp hạng của Google nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *