Cấu trúc Silo là gì? Từng bước triển khai cấu trúc Silo để tăng cường SEO

Cấu trúc Silo là một trong những yếu tố cần thiết và hiệu quả trong việc tổ chức  nội dung cho website của bạn một cách tối ưu nhất, vì vậy cấu trúc Silo được các SEOer sử dụng rất nhiều trong SEO. Bài viết hôm nay, DDI.VN sẽ giới thiệu một cách tổng quan nhất về cấu trúc Silo, bao gồm khái niệm cấu trúc Silo, phân loại, các phương pháp xây dựng cấu trúc Silo và quy trình xây dựng cấu trúc Silo cho website của bạn hiệu quả nhất. Bắt đầu tìm hiểu nhé!

Cấu trúc Silo là gì? Từng bước triển khai cấu trúc Silo để tăng cường SEO
Cấu trúc Silo là gì? Từng bước triển khai cấu trúc Silo để tăng cường SEO

Cấu trúc Silo là gì?

Silo hiểu một cách đơn giản, đây là cách để bóc tách các nội dung website thành những chủ để nổi bật có nội dung liên quan đến nhau. Giúp người dùng tìm được các thông tin liên quan một cách nhanh nhất và thuận tiện nhất.

Cấu trúc silo cho phép người seo có thể phân phối và gom nội dung và cùng một chủ đề một cách dễ dàng. Người làm SEO website sẽ biết cách sắp xếp chủ để chính, phụ nhằm tạo nên một guồng quay có liên kết lẫn nhau.

Các loại cấu trúc Silo

Loại 1: Silo vật lý

Silo vật lý
Silo vật lý

Silo vật lý là hình thức xây dựng cấu trúc website thông qua việc tạo các thư mục URL để phân loại, sắp xếp các trang có liên quan lại với nhau.

Địa chỉ URL có thể giúp người người dùng lẫn Googlebot biết trang đó viết về chủ đề gì. Các website về thương mại thường sử dụng cấu trúc silo vật lý này.

Sử dụng cấu trúc “tên domain/silopage/sub-silopage”

Ví dụ cụ thể: https://ddi.vn/seo/crawl-data

  • Homepage:  https://ddi.vn
  • Silo page: https://ddi.vn/seo
  • Sub-silopage: https://ddi.vn/seo/crawl-data

Loại 2: Silo ảo

Silo ảo
Silo ảo

Silo ảo là hình thức sử dụng cấu trúc internal link (liên kết nội bộ) của website, để nhóm những nhóm bài liên quan và tách rời những bài không liên quan ra. Nhằm tăng sức mạnh cho những landing page chính của từng silo.

Silo vật lý yêu cầu các trang có cùng chủ đề phải được xếp vào cùng một thư mục thì silo ảo được hình thành bởi các hypertext link giữa các trang cùng chủ đề.

Trên thực tế, không có silo vật lý thì liên kết các trang liên quan thông qua text link (silo ảo) vẫn có thể mang lại hiệu quả. Nhờ spider của công cụ tìm kiếm đi theo các liên kết này để crawl nội dung của website. Như vậy, có thể nói silo ảo có sức mạnh cực kỳ to lớn.

Việc liên kết các trang có nội dung liên quan, giúp tạo sự thống nhất về nội dung cho toàn website. Bên cạnh đó, cũng nên xây dựng liên kết theo hệ thống phân tầng với top landing page và các trang con và các trang con có thể link ngược lên silo landing page bình thường.

Xem thêm: SEO Onpage

Lợi ích khi áp dụng cấu trúc Silo vào SEO

Lợi ích khi áp dụng cấu trúc Silo vào SEO
Lợi ích khi áp dụng cấu trúc Silo vào SEO
  • Tăng trải nghiệm cho người dùng

Một website có cấu trúc nội dung rõ ràng sẽ giúp người dùng truy cập hiểu rõ hơn về nội dung trang web, cách lấy thông tin trên trang web cũng như họ sẽ dành nhiều thời gian hơn trên website của bạn.

Việc người dùng ở lại trang website của bạn lâu hơn sẽ đồng nghĩa với website của bạn sẽ có xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm. Như vậy, cấu trúc Silo sẽ làm tăng trải nghiệm người dùng và cải thiện chất lượng SEO của website.

  • Tạo mức độ liên quan từ khóa và ngữ cảnh

Lý do cấu trúc Silo ưu tiên SEO cao là do các công tụ tìm kiếm sẽ dựa vào mức độ liên quan giữa từ khóa với nội dung trên trang. Bên cạnh đó, bối cảnh trang web cũng góp phần giúp Google đánh giá chất lượng của một trang web Expertise, Authority và Trust.

  • Xây dựng Internal link hiệu quả

Cấu trúc Silo giúp bạn liên kết giữa các danh mục hàng đầu với các bài đăng trong các danh mục con, sau đó liên kết trở lại với trang chủ. Việc liên kết này giúp quá trình Crawl dữ liệu của robot Google thu thập được toàn bộ nội dung trên website của bạn.

Đây là yếu tố quan trọng then chốt mà các SEOer khi thực hiện tối ưu SEO onpage đều muốn hướng tới, nhằm thúc đẩy xếp hạng các bài đăng khi người dùng thực hiện truy vấn có liên quan.

  • Lập chỉ mục công cụ tìm kiếm

Một trang website sẽ là tập hợp của nhiều trang con và tất cả trang này đều được liên kết với trang chủ. Như vậy, khi một công cụ tìm kiếm lập chỉ mục nội dung trên trang web nó sẽ không nhất thiết phải hiểu chủ đề chính và phụ.

Tuy nhiên, nếu có một cấu trúc silo tốt thì khi lồng các chủ đề phụ trong một silo nội dung , sẽ giúp các công cụ tìm kiếm hiểu hơn những mong muốn của bạn và giúp thực hiện:

  1. Lập chỉ mục các trang mới và cập nhật nhanh hơn
  2. Tăng quyền hạn cho các trang gốc và các trang được liên kết đến.
  3. Tăng cơ hội xếp thứ hạng cao cho website
  • Đảm bảo không có nội dung bị bỏ qua

Các công cụ tìm kiếm sử dụng các liên kết để tìm thêm các nội dung liên quan khác trên một website. Vì vậy việc liên kết các nội dung khoa học và chặt chẽ với nhau sẽ giúp các bot của Google thu thập được hết dữ liệu trên trang web của bạn.

Các phương pháp tạo cấu trúc Silo cho website

Phương pháp 1: Silo storage

Silo storage
Silo storage

Thông thường chúng ta thường tập trung đi link cho các landing page và quá trình xây dựng này diễn ra liên tục sẽ dễ biến thành spam. Google ngày càng thông minh, hành động này sẽ khiến website bị spam và phải gánh các hình phạt.

Đây là lý do chúng ta cần phải sử dụng liên kết nội bộ nhằm phân phối sức mạnh và nhận nhiều giá trị của liên kết.

  • Khi xây dựng liên kết đến website, cần lưu ý không để tối ưu hóa anchor text vì sẽ rất dễ “ăn phạt”.
  • Còn với việc xây dựng liên kết giữa các trang hoặc các bài viết thì bạn có thể thoải mái sử dụng các anchor text và sử dụng các cụm từ khóa đối sánh chính xác.

Phương pháp 2: Silo Category

Silo Category
Silo Category

Đây là một phương pháp yêu cầu website có chuyên mục tin tức được chia ra làm nhiều chuyên mục nhỏ.

  1. Tạo các danh mục trên mục tin tức với những từ khóa mục tiêu muốn xếp hạng.
  2. Xây dựng nội dung cho từng loại, làm cho nội dung trở nên cụ thể hơn.
  3. Kiểm tra link building: liên kết các bài viết với nhau bằng các anchor text liên quan đến từ khoá của bạn.
  4. Liên kết các bài viết theo tiêu đề tới trang mục tiêu

Phương pháp 3: Silo Circle

Silo Circle
Silo Circle

Phương pháp silo circle tạo ra một silo tới các bài viết trên mục tin tức. Cấu trúc của các blog này đưa các liên kết trực tiếp đến website, tạo ra các tín hiệu với các công cụ tìm kiếm.

  1. Tạo ít nhất 4 bài đăng trên blog về một chủ đề đơn lẻ có liên quan đến trang silo đích.
  2. Mỗi bài đăng trên blog phải liên kết đến một bài đăng có liên quan trên mục tin tức.
  3. Mỗi bài đăng trên blog phải liên kết lại với trang silo.
  4. Các bài viết trên blog chỉ nên liên kết đến một trang silo, liên kết đến các trang silo bổ sung sẽ phá vỡ vòng tròn liên quan.

Xem thêm: Textlink là gì

Quy trình xây dựng cấu trúc Silo cho website

Bước 1: Xác định chủ đề website

Trong bước này bạn cần quan tâm đến nội dung content sắp tới phải xây dựng, định hướng mọi mục tiêu và xây dựng chiến lược phát triển cho website. Một số công việc cụ thể bạn cần làm:

  • Xác định hướng phát triển của web
  • Chủ đề web sẽ xây dựng hiện tại, tương lai
  • Phân tích, nghiên cứu từ khóa chính, từ khóa phụ 
  • Cách cách tiếp cận, tương tác với khách hàng
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh
  • Dự tính chi phí cần chạy quảng cáo,…
  • Xây dựng đường link liên kết nội bộ

Bước 2: Lựa chọn và xây dựng cấu trúc Silo phù hợp

Bản chất của internet là một chuỗi các trang web được liên kết với nhau và tạo ra một kho dữ liệu số đa lĩnh vực cung cấp thông tin hữu ích cho mọi người.

Khi nội dung được chia nhỏ thành các trang với đúng chủ đề giúp Google càng dễ dàng nhận biết và cung cấp đến khách hàng. Và việc xây dựng cấu trúc silo sẽ giải quyết được vấn đề này.

Như giới thiệu ở trên, có 2 cách xây dựng cấu trúc silo được các SEOer tin dùng là Silo ảo và Silo vật lý. Tùy thuộc vào kinh nghiệm, kỹ năng của các SEOer mà chọn cho mình cấu trúc Silo hợp lý.

Trong quá trình xây dựng silo, lưu ý cần thực hiện một số công việc sau:

  • Sắp xếp một nhóm các trang chủ đề con dưới một chủ đề chính. Bởi google sẽ cho ra kết quả từ lớn đến nhỏ.
  • Xây dựng ít nhất 5 content trong một danh mục. Nội dung của những content này phải có mối quan hệ mật thiết với nhau để tạo liên kết nội bộ hợp lý, khách quan mà không bị mất tự nhiên.

Bước 3: Xây dựng các liên kết để tạo nên cấu trúc Silo

Bước này SEOer sẽ tập trung sử dụng các ứng dụng thiết lập liên kết để thiết lập liên kết hiệu quả cho cấu trúc silo. Bao gồm các liên kết:

  • Internal link
  • Inbound Linking
  • Outbound Linking
  • Content trong trang

Xem thêm: Viết content

Bước 4: Đầu tư xây dựng content

Content chất lượng, hoàn chỉnh là một yếu tố cần thiết để xây dựng được cấu trúc Silo. Để nhanh lên top, nội dung bài viết phải hay, có ích cho người độc và cần phải lưu ý đến mật độ từ khóa trong mỗi bài viết , cũng đừng quên quan sát, phân tích đối thủ. 

Bước 5: Duy trì hoạt động và phát triển cấu trúc Silo

Sau khi xây dựng được một cấu trúc Silo tốt, việc cần làm đó là duy trì, phát triển và tối ưu để đạt được kết quả cao hơn nữa.

Số lượng bài đăng chất lượng phải bằng hoặc nhiều hơn đối thủ. Chú trọng xây dựng cấu trúc khoa học để google dễ dàng nhận diện và thúc đẩy website lên top nhanh.

Lời kết: Trên đây là một số chia sẻ kiến thức về cấu trúc Silo, cũng như từng bước  xây dựng và tổ chức cấu trúc Silo cho website của bạn. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức về SEO và vận dụng để xây dựng website một cách hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công!

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *