Domain là gì? Lưu ý quan trọng khi lựa chọn Domain cho SEO website

Domain là một địa chỉ web bao gồm tên trang web và phần mở rộng của tên miền. Nếu không có domain, người dùng chỉ có thể truy cập các trang web bằng cách sử dụng địa chỉ Giao thức Internet (IP).

Tuy nhiên, địa chỉ IP rất khó nhớ vì chúng bao gồm các dãy số dài và ngẫu nhiên, khiến chúng không thuận tiện khi chia sẻ. Ngược lại, với domain giúp người dùng truy cập tìm thấy trang web một cách dễ dàng và từ đó có thể giúp tăng lưu lượng truy cập vào trang web của bạn.

Cùng theo dõi bài viết dưới đây của ddi.vn, để tìm hiểu thêm nhiều thông tin cần thiết về domain nhé!

Domain là gì?
Domain là gì?

Domain là gì?

Domain hay còn gọi là tên miền là tên của một website hoạt động trên internet, đóng vai trò là một địa chỉ tĩnh, cố định. Có thể hiểu nó giống như là địa chỉ nhà hay mã zip code để giúp các thiết bị định tuyến vệ tinh dẫn đường cho hàng hóa lưu thông, một trình duyệt cũng cần một tên miền để dẫn đường tới nơi chứa website của bạn.

Có thể bạn chưa, biết ban đầu máy tính sử dụng địa chỉ IP là một chuỗi dãy số để truy cập vào một website nào đó. Tuy nhiên những dãy số địa chỉ IP này dài và rất khó để nhớ. Chính vì vậy domain được ra đời nhằm thay thế những dãy địa chỉ IP khó nhớ này.

Ví dụ: tên miền “google.com” trỏ đến địa chỉ IP “216.58.216.164”. Với tên miền này chắc chắn sẽ dễ nhớ hơn là một cái tên hơn là một chuỗi số dài.

Ví dụ minh họa sự khác nhau giữa địa chỉ URL (Uniform Resource Locator) và một domain (tên miền):

Domain có 2 thành phần:

  • Tên: gồm các chữ cái từ a – z, các số 0 – 9, dấu gạch ngang “-“, tổng ký tự không quá 255.
  • Phần mở rộng: bắt đầu bằng dấu chấm “.”. Một số loại phổ biến: .com, .net, .org,…

Xem thêm: KPI SEO là gì?

Phân loại domain

Phân loại domain
Phân loại domain
  • TLD – Top level domain 

Là tên miền cao cấp nhất hay còn gọi là tên miền quốc tế, là phần mở rộng sau dấu chấm cuối cùng của một tên miền. 

Danh sách domain của TLDs được quản lý bởi một tổ chức Internet Assigned Numbers Authority (IANA). IANA có danh sách TLDs bao gồm cả ccTLDs và gTLDs, mà chúng tôi sẽ nói phía sau đây.

Những tên miền này sẽ được dùng chung cho nhiều quốc gia, mỗi tên miền cấp 1 sẽ đại diện cho một lĩnh vực, một ngành nghề hoặc một khu vực địa lý nào đó. Những tên miền loại này có đặc điểm là chỉ có 1 dấu chấm “.”. 

Ví dụ như: .com, .net, .org, .asia, ….

  • ccTLD – Country-code top-level domain 

Là tên miền cấp cao nhất trực thuộc Quốc gia đó, được sử dụng để xác định một quốc gia cụ thể.. Đối với các quốc gia nói chung tên miền cấp 2 này do Tổ chức quản lý mạng của quốc gia đó định nghĩa (Ở Việt Nam là VNNic). Phía sau dấu chấm thường chỉ có 2 ký tự nên rất dễ phân biệt. 

Ví dụ: .vn (Việt Nam), .ed (Đức), .ca (Canada),

  • gTLDs – Generic top-level domain

Tên miền cấp cao chung (gTLDs – generic top-level domains) là một top-level domain quan trọng nhất mà không phụ thuộc vào mã quốc gia. Nhiều gTLDs được dành cho mục đích sử dụng cụ thể, như .edu hướng đến các tổ chức giáo dục. Nhưng do đặc thù chung của internet, web của bạn không cần phải thỏa tiêu chí nào để đăng ký một tên miền gTLD. Đây cũng là lý vì sao tên miền .com không hẳn dành cho mục đích thương mại (commercial).

Các ví dụ của gTLDs là .mil (quân đội), .gov (chính phủ), .org (phi lợi nhuận và tổ chức), và .net, ban đầu định dành cho nhà cung cấp internet (ISPs) nhưng sau này được mọi người dùng cho mọi mục đích.

Xem thêm: Lợi ích của Schema là gì?

Ai chịu trách nhiệm về hệ thống domain?

ICANN (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers) là tổ chức phi lợi quản lý DNS và thực hiện các chính sách về domain name. 

ICANN cấp phép cho các công ty được gọi là Domain Name Registrars cho việc bán domain. Các công ty này được phép thay mặt bạn thực hiện các thay đổi đối với cơ quan đăng ký domain.

Công ty đăng ký domain có thể bán domain, quản lý hồ sơ, gia hạn và chuyển nhượng cho các công ty đăng ký domain khác.

Là chủ sở hữu tên miền, bạn có trách nhiệm cho nhà đăng ký biết nơi gửi yêu cầu và cũng có trách nhiệm gia hạn đăng ký miền của mình.

Domain hoạt động như thế nào?

Cách thức hoạt động của domain
Cách thức hoạt động của domain

Khi bạn nhập một tên miền vào trình duyệt web của mình, trước tiên nó sẽ gửi một yêu cầu đến mạng toàn cầu ( global network) gồm các máy chủ tạo thành Hệ thống tên miền (DNS).

Sau đó, các máy chủ này sẽ tìm kiếm các máy chủ định danh được liên kết với miền và chuyển tiếp yêu cầu đến các máy chủ DNS.

Ví dụ: nếu trang web của bạn được lưu trữ trên Bluehost , thì thông tin máy chủ tên của nó sẽ như sau:

ns1.bluehost.com

ns2.bluehost.com

Sau đó, các máy chủ này sẽ tìm kiếm các nameserver được liên kết với domain và chuyển tiếp request đến các nameserver đó. Các nameserver này là do nhà cung cấp hosting của bạn quản lý. Họ sẽ trả về địa chỉ IP máy chủ chứa website của bạn.

Máy chủ này được gọi là máy chủ web (Web Server), nó được cài đặt phần mềm đặc biệt (Apache, Nginx là hai phần mềm máy chủ web phổ biến). Máy chủ web sẽ xử lý request, tìm nạp trang web và các phần thông tin liên quan đến nó.

Cuối cùng, nó sẽ gửi dữ liệu này trở lại trình duyệt.

Để dễ hiểu hơn, bạn có thể hình dung hosting như một tòa nhà lớn, website của bạn là một căn hộ trong đó. Và domain chính là địa chỉ căn hộ để tất cả mọi người trên internet có thể tìm thấy bạn. 

Xem thêm: Bounce rate

Lưu ý quan trọng khi lựa chọn Domain cho SEO website

Lưu ý quan trọng khi lựa chọn Domain cho SEO website
Lưu ý quan trọng khi lựa chọn Domain cho SEO website
  • Ngắn gọn, dễ nhớ

Dù website của bạn ở bất cứ lĩnh vực nào thì cũng nên lựa chọn một tên miền càng ngắn gọn càng tốt. Tên miền càng ngắn thì càng dễ nhớ, dễ gõ địa chỉ và cũng thuận tiện hơn khi cần thiết kế nhãn hiệu, logo… 

  • Không dễ gây nhầm lẫn

Cần tránh những tên miền gần giống với những tên miền của những website khác, điều này sẽ dễ gây nhầm lẫn cho người dùng.

  • Hạn chế dùng ký tự đặc biệt 

Hạn chế sử dụng ký tự gạch ngang – nếu không thật cần thiết. Vì việc sử dụng ký tự này sẽ gây bất tiện khi người dùng sử dụng.

  • Tên miền có đuôi phù hợp

Các đuôi tên miền hỗ trợ tốt cho SEO với quy mô toàn cầu là: .com / .net / .org / .info. Nếu đối tượng người truy cập nhắm đến nằm trên lãnh thổ Việt Nam, bạn nên ưu tiên chọn thêm hai đuôi tên miền .com / .com.vn / .net / .org / .info.

  • Tên miền là từ khóa (keyword)

Nếu bạn đang kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó như bất động sản, xe hơi, hay túi xách… thì những từ khóa này rất quan trọng. Sẽ rất tốt nếu tên miền trùng với tên từ khóa vì nếu như vậy thì bạn có nhiều cơ hội lên top đầu Google, Yahoo hay Bing. Ngoài ra tên miền như thế cũng rất dễ nhớ, dễ viết.

  • Thêm từ khóa phụ

Việc chọn tên miền trùng từ khóa một lĩnh vực nào đó là rất khó. Để khắc phục điều này, bạn có thể chọn cách ghép từ khóa phụ vào từ khóa chính để tạo tên miền. Hoặc thêm các từ quen thuộc vào trước/sau tên miền chính: “web” / “24” / “hot” …

  •  Ghép thêm địa danh

Đây là cách cũng khá hay khi thêm địa danh trong tên miền vì máy tìm kiếm Google cũng có chú trọng về vấn đề địa lý. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *