Đối với một doanh nghiệp thì website là công cụ căn bản cần có để hoạt động trong thời đại công nghệ hiện nay. Khách hàng trước khi mua sản phẩm, dịch vụ chắc chắn sẽ truy cập website để tìm hiểu sau đó với quyết định nên mua hay không.
Tuy nhiên không phải website nào được tạo ra và hoạt động cũng có hiệu quả, vậy làm sao để đánh giá được hiệu quả hoạt động của website? Đó chính là nhờ công cụ Google Analytics. Google Analytics sẽ giúp doanh nghiệp phân tích, đánh giá website của mình thông qua các số liệu, từ đó giúp chủ website đưa ra các phương án cải thiện phù hợp. Vậy cụ thể Google Analytics là gì? Lợi ích mà công cụ này đem lại cho doanh nghiệp là như thế nào? Cùng tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé!

Xem thêm: Google Trends là gì?
1.Google Analytics là gì?
Google Analytics là công cụ phân tích website miễn phí do Google cung cấp để người chủ website đánh giá được hiệu quả của website đang sử dụng. Google Analytics sẽ đưa ra các số liệu thống kê về đối tượng truy cập, độ tuổi, giới tính,… của khách hàng khi truy cập vào website. Từ đó doanh nghiệp sẽ có cơ sở để phân tích và đưa ra các chiến dịch chạy quảng cáo hiệu quả phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu.
Hiện nay trên thế giới Google Analytics là công cụ phân tích được sử dụng rất rộng rãi với hơn 30 triệu website đã và đang được phân tích bởi Google Analytics. Công cụ này sẽ cho phép người dùng phân tích lưu lượng truy cập của khách hàng từ đó đưa ra bức tranh tổng thể về đối tượng truy cập và nhu cầu tìm kiếm của họ. Các nhà quản lý website, các chủ doanh nghiệp có thể dựa vào các số liệu thống kê, đánh giá của Google Analytics mà đưa ra các định hướng marketing phát triển cho các hoạt động quảng bá, kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả như mong muốn.
Bên cạnh đó, Google Analytics còn có khả năng liên kết với các công cụ khác của Google như Google Adwords, Google Webmaster Tool,… để làm tăng hiệu quả quản lý dữ liệu. Google Analytics hứa hẹn vẫn sẽ trở thành công cụ phân tích miễn phí hàng đầu của các doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai.
2.Lợi ích Google Analytics đem lại cho doanh nghiệp
Google Analytics đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp sử dụng như:
- Phân tích lưu lượng truy cập website mỗi ngày.
- Phân tích nội dung website và cải tiến nhằm tối đa hóa nhu cầu sử dụng của khách hàng.
- Đặt cảnh báo tự động cho người dùng.
- Theo dõi và phân tích khách hàng truy cập về độ tuổi, giới tính, sở thích, mức độ quan tâm,…
- Xác định nguồn truy cập của khách hàng, hỗ trợ doanh nghiệp tìm ra phương pháp tiếp xúc với khách hàng hiệu quả.
- Hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra các chiến lược marketing hiệu quả, đúng đối tượng mục tiêu.

Xem thêm: kKOL là gì?
3.Các tính năng chính của Google Analytics
Các tính năng mà Google Analytics đem đến cho doanh nghiệp sử dụng và phân tích gồm:
- Xem và truy xuất dữ liệu về khách hàng.
- Phân tích nhân khẩu học và hành vi tìm kiếm của khách hàng.
- Đánh giá được mức độ hiệu quả và thu hút của nội dung đối với khách hàng.
- Theo dõi tỷ lệ chuyển đổi CR để đưa ra phương án marketing tối ưu nhất.
- Hỗ trợ đo lường và phân tích hiệu quả của các chiến lược marketing từ các nguồn khác nhau như Facebook, Youtube, Adwords,…
- Theo dõi mức độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
- Theo dõi khung thời gian truy cập website của khách hàng.
- Theo dõi, phân tích nhu cầu, sở thích và mong muốn của khách hàng khi truy cập website.
4.Hướng dẫn sử dụng Google Analytics hiệu quả
Để sử dụng Google Analytics, bạn phải cài đặt và đăng ký tài khoản. Bên cạnh đó bạn cũng cần tìm hiểu các thông tin mà Google Analytics phân tích để có cái nhìn tổng quát nhất về số liệu nhằm đưa ra phán đoán, quyết định lựa chọn, sử dụng chiến dịch marketing nào cho phù hợp.
− Cách cài đặt và đăng ký tài khoản Google Analytics
Bạn hãy thực hiện theo các bước sau để đăng ký tài khoản Google Analytics:
- Bước 1: Truy cập vào website Google Analytics: https://analytics.google.com.
- Bước 2: Đăng nhập bằng địa chỉ gmail của bạn hoặc công ty.
- Bước 3: Điền đầy đủ thông tin vào form khai báo của Google Analytics
- Bước 4: Đọc các điều khoản được Google Analytics thể hiện sau đó điền dấu tích vào các ô trống. Tiếp theo bạn nhấn “Accept”.
- Bước 5: Lấy mã Tracking Code tại website mới được chuyển hướng và dán vào website bạn đang quản lý. Bên cạnh đó bạn cũng cần thiết lập mục tiêu và thiết lập tìm kiếm trên trang theo các hướng dẫn mà Google Analytics đã cung cấp.
- Bước 6: Hoàn tất và chờ đợi Google Analytics hoạt động phân tích website sau 24 giờ hoặc 48 giờ.

− Cách sử dụng Google Analytics
Google Analytics chủ yếu đưa ra các số liệu thống kê do vậy bạn cần hiểu và nắm được các bảng biểu báo cáo này. Sau thời gian 24 giờ hoặc 48 giờ bạn sẽ truy cập vào Google Analytics bằng tài khoản đã đăng ký và bắt đầu sử dụng các thông tin phân tích mà công cụ này thể hiện.
+ Xem thông tin báo cáo dữ liệu
Người dùng lựa chọn mục Audience Overview bên cột bên trái của website. Tại đây Google Analytics sẽ đưa ra đầy đủ các thông tin phân tích dữ liệu về người truy cập trong một khoảng thời gian nhất định. Bên cạnh đó, các thông tin khác liên quan cũng được thể hiện, so sánh, phân tích và đánh giá trên mục báo cáo này.
Nếu bạn có nhiều website cùng sử dụng một Google Analytics thì khi vào mục Audience Overview bạn hãy chọn website muốn truy xuất dữ liệu. Đơn giản hơn bạn có thể nhấn vào phần liên kết Reporting nằm phía đầu trang để xem thông tin báo cáo chi tiết.
+ Xem báo cáo tiêu chuẩn
Phần lớn các báo cáo trong công cụ Google Analytics đều tương đối giống nhau về cấu trúc. Khi muốn xem báo cáo của website nào bạn chỉ cần nhấn mũi tên ở phía góc phải bên trên của website hoặc nhấn Home để chọn trang muốn xem. Trong báo cáo tiêu chuẩn có 3 mẫu báo cáo con gồm: Báo cáo Audience, báo cáo Acquisition và báo cáo Behavior.
- Báo cáo Audience là báo cáo cung cấp các thông tin về khách hàng truy cập bao gồm độ tuổi, giới tính, sở thích, ngôn ngữ,… Bên cạnh đó còn có các thông tin khác như thông tin về thiết bị truy cập và số lần truy cập.
- Báo cáo Acquisition là báo cáo cung cấp các thông tin thể hiện nguyên nhân tại sao khách hàng lại truy cập và tìm kiếm trên website. Bạn có thể tìm các thông tin này trong mục All Traffic trên website. Trong mục báo cáo này còn bao gồm các thông tin khác được truy xuất từ các nguồn liên quan như các trang mạng xã hội hay các kênh thông tin quảng cáo.
- Báo cáo Behavior là báo cáo liên quan đến các thông tin, nội dung trên website như chất lượng nội dung, mức độ tìm kiếm, hài lòng về thông tin,… Ngoài ra, mục này còn thống kê được danh sách các trang tương tự mà người dùng đã truy cập.
Bên cạnh các báo cáo trên, Google Analytics còn cung cấp nhiều hạng mục thông tin khác liên quan hoặc ảnh hưởng đến website như Site Speed (Tốc độ truy cập trang), Site Content,… Doanh nghiệp nên tìm hiểu và kiểm tra thông tin tại tất cả các mục này mỗi ngày để đảm bảo website hoạt động tốt và nếu có xuất hiện vấn đề thì sẽ có biện pháp xử lý kịp thời.
5.Các chỉ số thể hiện trong Google Analytics
Để hiểu được thông tin mà Google Analytics đem lại, bạn phải hiểu được các chỉ số mà công cụ này thể hiện. Các chỉ số chính mà Google Analytics quan tâm gồm:
− User – Visitor – Người dùng
Đây là chỉ số cơ bản mà bất kỳ website nào cũng có thống kê, chỉ số này thể hiện số lượng người truy cập vào website. Bạn có thể thống kê chỉ số này theo ngày, giờ hoặc tháng tùy yêu cầu.
Mỗi website sẽ gắn một mã theo dõi khi người dùng truy cập lần đầu tiên vào website và Google Analytics sẽ dựa vào mã này để thống kê lưu lượng. Trong Google Analytics còn có sự phân chia người dùng thành người dùng mới và người dùng cũ. Tổng lưu lượng người dùng bằng tổng số lượng người dùng mới và cũ cộng lại.

− Session – Số phiên
Số phiên là chỉ số thể hiện số lần truy cập vào website của người dùng. Một phiên được tính từ khi người dùng bắt đầu truy cập vào website cho tới khi thoát khỏi website. Như vậy số phiên càng nhiều thì lưu lượng truy cập càng lớn tức là chỉ số traffic càng cao. Đây cũng được xem là chỉ số đầu tiên, quan trọng khi đánh giá hiệu quả một chiến dịch marketing của doanh nghiệp.
− Thời gian lưu lại trên trang
Đây là chỉ số thể hiện số lượng người dùng truy cập trên trang web. Ví dụ: Người dùng truy cập vào website ngay tại trang chủ khoảng 2 phút sau đó chuyển tới các trang con khác thì thời gian lưu lại trên trang chủ là 2 phút. Cách xác định tương tự đối với các trang khác tính cả những trang con trong mỗi mục.
Thời gian truy cập trung bình trên trang = Tổng thời gian truy cập trên trang / số lần xem trang.
− Thời lượng của phiên
Đây là chỉ số thể hiện tổng quãng thời gian của người dùng lưu lại trên website hay hiểu đơn giản là độ dài của một phiên truy cập. Báo cáo thời lượng của phiên được hiển thị trong mục báo cáo sức thu hút => Tất cả lưu lượng truy cập => Kênh.
Thời lượng trung bình của phiên = Tổng thời lượng của tất cả các phiên/tổng số phiên truy cập.
− Bounce Rate – Thời lượng bỏ trang
Là tỷ lệ phần trăm truy cập vào một trang duy nhất, nghĩa là người dùng chỉ truy cập vào 1 trang trong website và không có bất kỳ tương tác nào trong quá trình lưu lại trang đó. Người dùng cần phân biệt rõ giữa chỉ số thời lượng bỏ trang (Bounce Rate) và thời lượng thoát trang (Exit Rate).
− Exit Rate – Tỷ lệ thoát trang
Tỉ lệ này tính trên thời gian tồn tại của 1 phiên truy cập. Khi khách hàng truy cập thoát hẳn khỏi website của bạn thì tỷ lệ thoát trang sẽ được tính. Khi tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ website không thu hút được sự chú ý của khách hàng. Điều này ảnh hưởng đến thứ hạng của website trên các công cụ đánh giá của Google và khiến cho việc SEO website lên top khó hơn so với bình thường.
− Conversion Rate – Tỷ lệ chuyển đổi
Đây là chỉ số quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào sử dụng website cũng đều phải quan tâm. Tỷ lệ chuyển đổi có thể hiểu đơn giản là tỷ lệ giữa tổng số người truy cập website so với một mục tiêu cụ thể (số lượng mua hàng, số cuộc điện thoại, số thành viên đăng ký,…). Mỗi dạng website khác nhau sẽ có các mục tiêu khác nhau. Tỷ lệ chuyển đổi có thể được tính trên nhiều hình thức khác nhau như lượt like, lượt share, lượt tương tác, lượt order,…
Như vậy với các thông tin được đề cập ở trên bạn đã hiểu rõ Google Analytics là gì? Google Analytics là công cụ phân tích miễn phí quan trọng để đánh giá hiệu quả của website do vậy bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên tận dụng. Bạn cần tìm hiểu rõ hơn về các báo cáo để có thể đưa ra các nhận xét, đánh giá chính xác nhằm tiến tới xác định các chiến dịch marketing phù hợp. Nếu bạn còn có điều gì thắc mắc hoặc cần thực hiện SEO website lên top mà chưa tìm được đơn vị uy tín, vậy thì hãy truy cập ngay website: https://ddi.vn/. DDI cam kết nâng cao thứ hạng website của bạn trên top tìm kiếm của Google với chi phí thấp nhất và hiệu quả cao nhất.