Trend hay xu hướng là điều cực kỳ quan trọng đối với các nhà làm marketing. Bất kỳ một hoạt động quảng bá nào nếu như bắt kịp trend cũng có thể đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều hiệu quả và lợi ích. Tuy nhiên việc xác định trend không hề dễ dàng bởi mỗi ngày trên mạng Internet sẽ cập nhật rất nhiều các thông tin khác nhau,làm cách nào để bạn xác định được đó có phải là trend hiện tại hay không? Để hỗ trợ người dùng trong việc tổng kết và xác định trend thì Google đã cho ra đời một công cụ gọi là Google Trends. Vậy Google Trends là gì? Lợi ích mà Google Trends sẽ đem đến cho doanh nghiệp là thế nào? Hãy tìm hiểu nội dung trong bài viết này nhé!

Xem thêm: kKOL là gì?
1. Google Trends là gì?
Google Trends hay còn gọi là Google xu hướng là một công cụ phân tích và đưa ra các số liệu về tần số xuất hiện của các từ khóa, chủ đề hoặc một cụm từ được tìm kiếm trên Google trong một khoảng thời gian nào đó. Google Trends cung cấp các thông tin cơ bản để người dùng, doanh nghiệp dễ dàng nhìn nhận, phân tích, đánh giá các xu hướng mới đang được quan tâm, từ đó đưa ra các kế hoạch, chiến dịch quảng bá phù hợp và hiệu quả.
Cách hoạt động của Google Trends là dựa vào một phần tìm kiếm để đưa ra các số liệu về tần suất tìm kiếm của từ khóa trong một khoảng thời gian. Mức độ hiệu quả của Google Trends là khá cao do công cụ không cho phép các tìm kiếm lặp lại cùng một người trong một khoảng thời gian ngắn. Do vậy người dùng hoàn toàn yên tâm về mức độ, tần suất xuất hiện của các từ khóa mà Google Trends thể hiện. Điều này còn phản ánh được mức độ quan tâm của khách hàng về một hoặc một vài xu hướng đang xuất hiện trên Google.
2. Lợi ích Google Trends đem đến cho doanh nghiệp
Google Trends mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp sử dụng như:
− Theo dõi hiệu suất marketing
Dựa vào các số liệu phân tích, liệt kê mà Google Trends đem lại, doanh nghiệp sẽ xác định được hiệu quả thực hiện chiến dịch marketing của sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh đó, các số liệu này còn cho biết mức độ nhận biết, ảnh hưởng của thương hiệu doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Doanh nghiệp sử dụng các phân tích này để xem xét việc tiếp tục hay thay đổi chiến dịch marketing nhằm đạt được mục đích ban đầu đề ra.
− Nắm bắt được các xu hướng đang được thịnh hành hiện nay
Nếu không sử dụng Google Trends bạn sẽ không biết được hiện tại đang có xu hướng gì được tìm kiếm. Bởi vì các công cụ đánh giá khác cũng không đưa ra kết quả nhanh và chính xác bằng công cụ này. Tại trang chủ của Google Trends sẽ đưa ra hàng loạt các số liệu thống kê top các kết quả tìm kiếm ở rất nhiều lĩnh vực. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà marketing và nghiên cứu thị trường.

Xem thêm: Kích thước ảnh bìa Facebook 2021
− Xác định được khu vực quan tâm
Không chỉ đưa ra các số liệu về tần suất, xu hướng mà Google Trends còn giúp thống kê khu vực đang quan tâm đến từ khóa tìm kiếm. Các doanh nghiệp có thể sử dụng số liệu này để xác định khu vực nào đang có nhu cầu về từ khóa để đưa ra các chiến dịch marketing phù hợp. Với những khu vực quan tâm nhiều thì nên đẩy mạnh quảng cáo, bán hàng với mục tiêu chính là doanh thu, còn đối với những khu vực ít quan tâm thì đẩy mạnh chiến dịch tăng độ nhận diện thương hiệu. Lợi ích này còn giúp doanh nghiệp tìm kiếm được khách hàng tiềm năng, đưa ra các chiến dịch phù hợp và cân bằng được chi phí cho các chiến dịch đó.
− Hỗ trợ phân tích đối thủ cạnh tranh
Có rất nhiều công cụ phân tích đối thủ cạnh tranh một cách hiệu quả mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong đó có Google Trends. Tuy rằng Google Trends sẽ không đưa ra quá nhiều số liệu phân tích nhưng cũng giúp doanh nghiệp đánh giá cơ bản các nhu cầu, xu hướng, mức độ hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.
− Giúp chọn từ khóa hiệu quả hơn
Với sự trợ giúp, phân tích của Google Trends, doanh nghiệp sẽ xác định được tỉ lệ hiệu quả khi sử dụng từ khóa nào đó trong SEO. Doanh nghiệp nên tận dụng công cụ này để đánh giá từ khóa trước khi lựa chọn chạy SEO nhằm tránh việc tốn nhiều chi phí mà hiệu quả đem lại không như mong muốn.
3. Cách sử dụng Google Trends hiệu quả
Google Trends đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tuy nhiên bạn có biết các cách sử dụng Google Trends để tăng hiệu quả chạy SEO hay không? Theo các chuyên gia chạy SEO và chuyên gia của Google thì doanh nghiệp nên sử dụng Google Trends theo các cách dưới đây để phát huy tốt nhất vai trò của công cụ này:
− Tạo và tối ưu hóa các xu hướng theo mùa
Google Trends cho phép người dùng tìm kiếm các từ khóa ở tất cả các khu vực và các mùa trong năm. Bạn sẽ thấy cùng một từ khóa, một sản phẩm nhưng mỗi khoảng thời gian trong năm đều có tỉ lệ tìm kiếm khác nhau.
Ví dụ như bạn lựa chọn từ khóa “Hoa tươi”, Google Trends sẽ đưa ra hàng loạt các thông tin liên quan về từ khóa này. Bạn có thể thấy rõ được trong một năm sẽ có một vài tháng tỉ lệ tìm kiếm hoa tươi sẽ tăng cao hơn các tháng khác. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ thấy được các địa điểm có nhu cầu tìm kiếm hoa tươi nhiều hơn các địa điểm khác,…
Doanh nghiệp chỉ cần tìm kiếm theo sản phẩm, dịch vụ trên Google Trends là sẽ xác định được khoảng thời gian nào trong năm khách hàng sẽ có nhu cầu cao. Dựa vào đó, doanh nghiệp cũng sẽ biết nên phát triển các chiến lược như thế nào cho phù hợp với nhu cầu tìm kiếm và sử dụng của khách hàng.

+ Tạo nội dung theo từng mùa cao điểm
Khi đã tìm được thời gian khách hàng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ thì doanh nghiệp sẽ biết nên phát triển nội dung gì cho từng khoảng thời gian, nhất là trong thời gian cao điểm. Vào những khoảng thời gian này doanh nghiệp có thể đầu tư phát triển các chính sách bán hàng vì nhu cầu của khách hàng là cao nhất.
+ Đưa ra nội dung phù hợp trước mùa cao điểm
Tương tự như nội dung bên trên chỉ khác là doanh nghiệp sẽ phát triển chiến dịch với mục đích khác cho các thời gian ngoài mùa cao điểm. Trước mùa cao điểm là thời gian tốt nhất để tăng độ nhận diện thương hiệu về sản phẩm, dịch vụ. Đây được xem là tiền đề, là bàn đạp quan trọng để tăng doanh thu, phát triển sản phẩm, dịch vụ trong mùa cao điểm sắp tới. Tuy nhiên, thời gian để đẩy mạnh nội dung không nên kéo dài quá nhiều trước khi đến mùa cao điểm mà chỉ nên thực hiện khi cách mùa cao điểm từ 1-3 tháng là tốt nhất.
− Xác định chủ đề theo xu hướng
Bạn có thể tìm kiếm một chủ đề trên Google Trends và sẽ đánh giá được chủ đề này đã đi đến đỉnh điểm hay vẫn ở trong giai đoạn phát triển. Tùy mỗi giai đoạn bạn và doanh nghiệp sẽ đưa ra các chiến dịch marketing phù hợp để đảm bảo chủ đề đang phát triển nội dung sẽ trở thành xu hướng trong thời gian tới. Nhằm xác định đúng mức độ phát triển của chủ đề thì bạn cần xem xét lại lịch sử tìm kiếm xu hướng của chủ đề đó trong khoảng thời gian tương tự trong năm hoặc trong các năm đã qua.
Ví dụ: Nếu bạn tìm kiếm cụ từ “Hoa tươi” và Google Trends cho kết quả rằng cụm từ này sẽ được tìm kiếm nhiều vào ngày 7/3 và đạt đỉnh điểm vào ngày 8/3. Khi đó, dựa vào số liệu này doanh nghiệp có thể đưa ra các nội dung phù hợp trước khi chủ đề tìm kiếm trở thành xu hướng vào ngày đạt đỉnh điểm.
Tuy nhiên có những từ khóa sẽ không cố định một hoặc một vài ngày mà có thể thay đổi như Ngày của Mẹ hoặc Ngày của Cha. Những ngày này mỗi năm sẽ có thay đổi vì vậy bạn cần đánh giá lịch sử tìm kiếm để xác định được trước khi ngày chủ đề này đến thì xu hướng tìm kiếm trước đó sẽ như thế nào.
Việc xác định chủ đề theo xu hướng dựa trên phân tích của Google Trends sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát nhất về nhu cầu của người sử dụng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ biết nên sử dụng kế hoạch phát triển như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất khi xu hướng đạt tới đỉnh điểm.
− Đảm bảo mức độ tìm kiếm của từ khóa
Nếu bạn đang tìm kiếm chủ đề cho nội dung tiếp theo dự định sản xuất thì hãy sử dụng công nghệ tìm kiếm của Google Trends để xác định chính xác chủ đề cần lựa chọn. Vì cùng một nội dung nhưng lại có nhiều chủ đề khác nhau, bạn nên sử dụng Google Trends để phân tích mức độ quan tâm của khách hàng đối với mỗi từ khóa, mỗi chủ đề. Tùy theo từng khoảng thời gian xuất hiện trong quá khứ mà bạn có thể lựa chọn được chủ đề phù hợp cho cùng thời gian hoặc cho các thời gian tiếp theo. Ngoài việc lựa chọn chủ đề có lưu lượng tìm kiếm cao thì bạn cũng nên lựa chọn chủ đề có lưu lượng tìm kiếm ổn định qua các tháng. Tuy nhiên mức độ ưu tiên thì tùy thuộc vào yêu cầu của mỗi doanh nghiệp.
− Đánh giá tổng quát về sản phẩm, dịch vụ trong từng khu vực
Sử dụng Google Trends để xác định được sản phẩm, dịch vụ trong từng khu vực có được tìm kiếm và lựa chọn nhiều hay không. Sản phẩm này có thể không được chào đón ở khu vực này nhưng lại có thể được nhiều người yêu thích ở khu vực khác. Doanh nghiệp sẽ dựa trên các kết quả mà Google Trends đem lại để xác định được đối tượng và khu vực mục tiêu phát triển. Bên cạnh đó, kết quả mà Google Trends trả về còn giúp doanh nghiệp xác định được các chiến dịch marketing phù hợp cho từng khu vực và từng đối tượng khách hàng.

− Đánh giá nguyên nhân giảm tỷ lệ tìm kiếm
Google Trends còn cho phép bạn đánh giá được nguyên nhân giảm tỷ lệ tìm kiếm từ khóa, bài đăng trên các công cụ tìm kiếm. Nếu bài đăng của bạn bị giảm tỉ lệ tìm kiếm thì có thể do chủ đề đã không còn hợp xu hướng hoặc khu vực bạn đang chạy quảng cáo không còn hứng thú với chủ đề này. Khi đó doanh nghiệp sẽ xác định được cách xử lý như thêm chủ đề mới hoặc chỉnh sửa nội dung sao cho đảm bảo phù hợp với xu hướng tìm kiếm hiện tại của khách hàng.
− Tìm từ khóa bổ sung trên Google Trends
Google Trends không chỉ cho phép tìm kiếm từ khóa, chủ đề mà còn hỗ trợ bổ sung các từ khóa khác đi kèm với từ khóa đang được tìm kiếm. Ví dụ như bạn tìm kiếm từ “Hoa tươi” trên Google Trends thì kết quả trả về không chỉ là các số liệu thống kê về từ khóa mà còn hiển thị thêm nhiều từ khóa bổ sung khác tương tự. Bạn có thể dùng các từ khóa bổ sung này và đặt vào các công cụ phân tích khác để đánh giá sự phù hợp, tỉ lệ tìm kiếm, mức độ quan tâm của khách hàng. Từ đó xác định có nên tiếp tục phát triển từ khóa bổ sung này hay không.
− Xác định chủ đề có tốt hơn cho video
Một từ khóa có thể giảm mức độ tìm kiếm ở công cụ này nhưng lại tăng mức độ tìm kiếm trên công cụ khác. Khi chủ đề của bạn không còn thu hút trên Google tìm kiếm thì bạn cũng không nên loại bỏ ngay chủ đề đó mà cần xác định mức độ tìm kiếm của chủ đề này trên các kênh thông tin khác như Youtube hay Facebook,…
Nếu tất cả các kênh đều không còn xuất hiện nhu cầu tìm hiểu cùng một chủ đề thì bạn hãy xem xét có nên loại bỏ hay không. Nếu trong một công cụ khác vấn được khách hàng quan tâm thì bạn hãy giữ nguyên hoặc thay đổi nội dung để nâng cao mức độ tìm kiếm trên các công cụ phổ biến còn lại.
Google Trends tuy chỉ mới được phát triển từ năm 2004 nhưng cho đến hiện tại hiệu quả mà công cụ này đem lại vẫn giúp doanh nghiệp rất nhiều trong các chiến dịch quảng cáo. Doanh nghiệp nên biết tận dụng Google Trends và kết hợp với các công cụ khác để xác định được các nội dung, từ khóa, chủ đề phù hợp. Nếu bạn không thể tự tìm kiếm nội dung marketing hoặc không biết cách sử dụng Google Trends thì hãy truy cập website: https://ddi.vn/ để tìm hiểu thêm. DDI là đơn vị cung cấp các dịch vụ SEO chất lượng, uy tín và có hiệu quả cao.