Để bắt đầu định hình cho kế hoạch tiếp thị kỹ thuật số, thì việc đầu tiên bạn cần thực hiện đó là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). SEO là một trong những phương pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp của bạn thu về được nhiều khách hàng tiềm năng có giá trị nhất. Tuy nhiên, để SEO trở nên hiệu quả và dễ dàng trong việc quản lý thì mình khuyên các bạn nên sử dụng các công cụ hỗ trợ. Và Ahrefs là một giải pháp giúp tối ưu hóa chiến dịch SEO giúp doanh nghiệp của bạn mà ddi.vn muốn giới thiệu ngày hôm nay!
Ahrefs là gì?
Ahrefs là một phần mềm hỗ trợ SEO bao gồm một số công cụ để xây dựng liên kết, nghiên cứu từ khóa, phân tích của đối thủ cạnh tranh đồng thời theo dõi xếp hạng và phân tích website.

Nói một chút về sự “ra đời” của Ahrefs: Ban đầu có một nhóm thành viên đa quốc gia có nguồn gốc từ Ukraine (trụ sở chính tại Singapore) có ý tưởng là thành lập một công cụ hỗ trợ phân tích backlink cho các website trên toàn cầu. Sau này họ đã biến Ahrefs trở thành công cụ hỗ trợ SEO mạnh nhất với khả năng phân tích ngày càng được phát triển thêm về các chỉ số và chất lượng của số liệu. Cho đến hiện tại thì Ahrefs được đánh giá là công cụ hỗ trợ mạnh nhất cho SEO.
Mỗi ngày những con bọ của Ahrefs sẽ được hoạt động khắp nơi trên internet thực nhiệm vụ thu thập thông tin của 6 tỷ trang web trên mạng. Cứ mỗi 15 – 30 phút, nó sẽ được cập nhập dữ liệu. Hiện nay, trong data của Ahrefs đã thu được gồm:
- Số lượng quét trang web mỗi ngày: 6 tỷ.
- Khối lượng đường dẫn được cập nhật: 12 nghìn tỷ.
- Thông tin của tên miền: 200 triệu.
- Đường dẫn trang web (URL): 3 nghìn tỷ.
Thật đáng kinh ngạc phải không! Qua những số liệu này thì mình tin chắc Ahrefs rất đáng sử dụng.
Mục đích sử dụng Ahrefs
- Ahrefs có mục đích chính được sử dụng để phân tích hồ sơ liên kết của trang web, thứ hạng từ khóa và kiểm tra tình trạng SEO.
- Cho biết khối lượng đường dẫn trỏ về (Backlink).
- Kiểm tra ộ tin cậy của trang web và tên miền (Domain).
- Ahrefs được dùng để nghiên cứu từ khóa trên Google, Youtube, Amazon,…
- Ahrefs cũng là công cụ hữu ích để tìm nội dung đang nổi bật, “hot trend” về một chủ đề nhất định nào đó.

Ngày nay, Ahrefs được sử dụng phổ biến cho nhiều đối tượng như:
- Các doanh nghiệp nhỏ làm SEO cho các trang web riêng của họ
- SEO Agency làm việc với nhiều khách hàng
- Affiliate Marketers thực hiện chạy nhiều website
- Người tư vấn chiến lược về SEO
Chi phí sử dụng Ahrefs là bao nhiêu?
Chi phí sử dụng Ahrefs phụ thuộc vào gói dịch vụ bạn chọn. Bạn có thể chọn trả theo tháng hoặc theo năm.
Đây là bảng chi phí Ahrefs bạn có thể tham khảo:

Hiện tại thì Ahrefs không cung cấp bản dùng thử miễn phí, nhưng họ có bản dùng thử 7 ngày với giá 7$.
Tuy nhiên Ahrefs hoàn toàn miễn phí nếu bạn sử dụng để phân tích toàn bộ website của chính bạn. Bạn chỉ cần đăng ký tài khoản email có kết nối với tài khoản Google Search Console và Google Analytics là có thể bắt đầu sử dụng.
Xem thêm: Canonical URL là gì?
Những chỉ số cơ bản cần biết trong Ahrefs
- URL Rating (UR): dùng để đo mức độ thẩm quyền của một trang cụ thể. Được tính toán dựa trên chất lượng và số lượng backlink trỏ về url trang cụ thể đó. Điểm UR dao động từ 1 đến 100, giá trị UR càng lớn thì thì mức độ thẩm quyền của trang đó càng mạnh.
- Domain Rating (DR): đo Mức độ thẩm quyền của tên miền. Được tính toán dựa trên chất lượng và số lượng toàn bộ backlinks trỏ về tên miền. Chất lượng cũng được đo trên thang điểm logarit từ 0 đến 100.
Lưu ý: Logarit là khoảng cách giữa DR 77 – 78 lớn hơn so với khoảng cách giữa DR 27 – 28. Như vậy, DR của bạn càng cao thì khả năng tăng thêm vài điểm nữa lại càng khó.
- Ahrefs Rank: đo thứ hạng website trên thế giới về hồ sơ liên kết theo số liệu Ahrefs.
- Keyword Difficulty: Độ khó xếp hạng từ khóa để nằm trong top 10 của trang tìm kiếm đầu tiên của Google.
- Search Volume: là khối lượng tìm kiếm của một từ khóa nhất định giúp đánh giá mức độ phổ biến của các từ khóa khác nhau cũng như dự đoán lưu lượng tìm kiếm có thể nhận được khi tối ưu xếp hạng từ khóa trên công cụ tìm kiếm.
- Organic search: là những kết quả tìm kiếm không phải trả tiền từ các công cụ tìm kiếm.
- Organic traffic: là chỉ số dùng để ước tính lưu lượng truy cập tìm kiếm tự nhiên của website nhận được mỗi tháng.
- Organic keyword: là tổng số từ khóa của một website xếp hạng trong 100 kết quả tìm kiếm không phải trả tiền trên Google (tuy nhiên số liệu này trên Ahrefs chỉ là ước tính, trên thực tế có thể sẽ thấp hơn).
Hướng dẫn sử dụng Ahrefs từ A-Z
1. Phân tích backlinks
Bước 1: Nhập URL website vào “Site Explorer” như hình dưới.

Để phân tích chi tiết hết về Backlinks, bạn sẽ nhấp chuột vào phần “Backlink profile” ->
“Backlinks”:

Tại đây, bạn sẽ xem được danh sách toàn bộ backlinks:

- All: Tất cả backlink sẽ hiện
- Group similar: Nhóm lại các liên kết tương tự (giúp loại bỏ liên kết dư thừa)
- One link per domain: Nhóm lại với cùng domain (sẽ hiển thị URL cao nhất nếu muốn xem thêm liên kết trong nhóm bạn ấn phần Links ở cột cuối cùng)
- Link type là bộ lọc liên kết. Các bạn chỉ cần quan tâm tới liên kết Dofollow thôi nhé ! (liên kết từ website này qua website khác).

Một chức năng khá hay của Ahrefs mà ít bạn biết, đó là Link Intersect. Để sử dụng, bạn tìm bên thanh trái công cụ hoặc xem trên thanh trên cùng More -> Link intersect:

Sau đó bạn điền vào ít nhất 3 đối thủ Top của bạn vào công cụ.
Chọn ít nhất 3 website là vì: Nếu 1 website liên kết tới 1-2 đối thủ thì điều đó không đáng để nói, đó có thể là nhờ vào mối quan hệ. Tuy nhiên 1 website liên kết tới 3 đối thủ thì điều này có nghĩa bạn cũng có cơ hội để nhận được liên kết từ những trang này.

Công cụ sẽ hiển thị danh sách các trang đang liên kết tới tất cả trang mà bạn đặt vào vừa rồi:

2. Xem chỉ số từ khóa (Organic Keywords)
Tính năng này giúp biết được toàn bộ chỉ số liên quan đến từ khóa mà trang web đối thủ đang sử dụng.
Bước 1: Chọn vào tab “Organic Keywords”

Bước 2: Kiểm tra và đánh giá các chỉ số từ Ahrefs trả về:

- Keyword: Từ khóa mà trang web đối thủ đang sử dụng, ví dụ như hình thì đối thủ đang sử dụng 94 từ khóa cho trang web của mình.
- Volume: Số lượng tìm kiếm trung bình của từ khóa trong thời gian một tháng.
- KD: Keyword difficulty là độ khó của từ khóa khi dùng để SEO. Từ độ khó thấp là 0 – cao là 100.
- Position: Thứ hạng của từ khóa.
- URL: đường dẫn của bài viết.
Từ những chỉ số này, giúp bạn tìm ra bộ từ khóa tốt nhất cho trang web của mình và biết được xu hướng phát triển của đối thủ đang định hướng theo bộ từ khóa nào.
Xem thêm: KPI SEO là gì?
3. Xem chỉ số trang web cạnh tranh (Top pages)
Để phát triển ra thêm những nội dung mới lạ và thu hút được nhiều người đọc thì bạn cần biết đối thủ đang làm gì đúng không?
Bước 1: Chọn vào tab “Top pages”

Bước 2: Kiểm tra và phân tích các chỉ số của đối thủ đang dùng để SEO trang web.

Qua những số liệu này sẽ giúp bạn kiểm tra xem trên website nào đó đang có bài viết nào đang có traffic tốt nhất. Từ đó cho bạn những tham khảo như:
- Ý tưởng và nội dung của các bài viết đang có hiệu quả cao này và biến tấu trở thành nội dung của mình.
- Tham khảo cách đặt các đường dẫn nội bộ (Internal link) sao cho hiệu quả và tạo ra hiệu ứng duy trì đọc bài viết cao nhất.
4. Nghiên cứu từ khóa bằng Ahrefs.
Bước 1: Chọn vào mục “Keywords Explorer” và nhập từ khóa bạn muốn nghiên cứu “món ngon Hà Nội”.

Bước 2: Phân tích các chỉ số của từ khóa.
- Keyword Difficulty: Độ khó của từ khóa. Từ dễ 0 – khó 100.
- Volume: Lượng tìm kiếm trung bình trong một tháng.
- CPC: Chi phí trung bình cho một lượt tìm kiếm từ khóa này.
- Clicks: Số lượng nhấp vào từ khóa sau khi tìm kiếm từ khóa này.
- CPS: Chi phí trung bình cho một lượt nhấp vào từ khóa này.
- RR: Tỷ lệ người dùng quay lại tìm kiếm từ khóa này.
- Global Volume: Lượng tìm kiếm trên toàn thế giới về từ khóa trong một tháng.

Xem ý tưởng từ khóa (Keyword ideas by search volume):
- Having same terms: Từ khóa có ý nghĩa tìm kiếm tương tự.
- Question: Các câu hỏi xoay quanh từ khóa đó.
- Also rank for: TOP 10 từ khóa gợi ý tương tự có lượt tìm kiếm cao nhất.

Xem những thông tin của các đối thủ cạnh tranh sử dụng từ khóa mà bạn muốn sử dụng:

Từ đó giúp bạn có thể tạo ra nhiều ý tưởng cho trang web của mình như:
- Tạo ra bộ từ khóa với lượng tìm kiếm cao hơn.
- Có nhiều ý tưởng để mở rộng từ khóa.
- Biết được những câu hỏi mà khách hàng đang quan tâm về chủ đề này.
Xem thêm: SERP analysis là gì?
5. Xem chỉ số từ khóa hiệu quả mà bạn chưa có
Với tính năng sẽ cho phép bạn so sánh so sánh cùng lúc nhiều website đối thủ để tìm ra bộ từ khóa hiệu quả mà họ dùng mà bạn không biết. Ahrefs là công cụ hiếm hoi có tính năng này đó nhé!
Bước 1: Chọn vào tab “Content Gap”.

Bước 2: Nhập các đường dẫn trang web đối thủ vào.
- Add target: Bạn có thể thêm nhiều đối thủ nữa.
- At least one of targets should rank in top 10: Ít nhất một trong các mục tiêu phải xếp hạng trong top 10.
- But the following target doesn’t rank for: Mục tiêu bạn muốn các trang web kia so sánh. Ở đây mình cho 3 trang web kia so sánh với trang web của mình.
Sau đó chọn “Show keywords”:

Bước 3: Kiểm tra các chỉ số và phân tích các từ khóa mà bạn chưa sử dụng trong khi các thủ của bạn đang sử dụng.

Đây là những chỉ số bạn cần chú trọng:
- Các bộ từ khóa của đối thủ đang đồng cấp hoặc trên bạn đang đứng TOP còn bạn thì không, bạn có thể cân nhắc để thêm những từ khóa này vào trang web của mình.
- Dựa vào thống kê còn có CPC (Cost per click) chi phí cho một lượt nhấp. Bạn có thể cân nhắc về chi phí trước khi muốn đẩy mạnh từ khóa này.
- Lượt tìm kiếm (Volume) cho bạn biết rằng bạn sẽ có được bao nhiêu lượng truy cập khi đẩy mạnh từ khóa đó.
Những gợi ý để tối ưu cho trang web của mình:
- Thay đổi, cập nhật các bài viết cũ với bộ từ khóa mới để thúc đẩy thứ hạng của trang web.
- Hợp nhất lại các nội dung cũ và các bài viết mới cho đồng nhất với bộ từ khóa mới.
- Có thêm nhiều ý tưởng với bộ từ khóa mới mà đối thủ đang sử dụng thành công
Ahrefs thực sự là một công cực kỳ hữu ích cho các SEOer với rất nhiều tính năng hữu ích. Vì vậy, trong bài viết này admin chưa thể trình bày hết được. Các bạn hay theo dõi ddi.vn để cùng nhau trao đổi những cách dùng hay khác của Ahrefs trong những bài viết tiếp theo nhé!