Google Analytics là công cụ hoàn toàn miễn phí do Google cung cấp với hơn 500 triệu trang web sử dụng. Là một công cụ hữu ích cho các nhà Marketing sử dụng nhằm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm hay mục đích tiếp thị thông qua những số liệu thống kê do Google Analytics cung cấp. Với những số liệu cụ thể mà Google Analytics cung cấp thì đây chính là trợ thủ đắc lực cho mọi website, đặc biệt là với website đang chạy quảng cáo giúp dễ dàng cho việc phân tích, ra quyết định tối ưu trang web, landing page,…
Tìm hiểu chung về Google Analytics

Google Analytics là gì?
Google Analytics (viết tắt là GA) là công cụ SEO miễn phí của Google cho phép tạo ra các bảng thống kê chi tiết về khách đã ghé thăm website.
Google analytics tổng hợp dữ liệu được thu thập từ website của bạn chủ yếu theo 4 cấp như sau:
- Cấp độ người dùng (Liên quan đến hoạt động của mỗi user)
- Cấp phiên (lượt mỗi người dùng riêng biệt ghé thăm website)
- Cấp số trang (mỗi trang đã truy cập)
- Sức sự kiện (nút click, lượt view video)
Một số thông tin Google Analytics có thể cung cấp cho bạn:
- Lượng truy cập trên trang web
- Thời gian người dùng truy cập
- Lượt truy cập đến từ những nguồn nào
- Thông tin nhân khẩu học của từng người dùng
- Hành vi của người dùng trên website
- Vị trí người dùng thường truy cập trong trang web
- Những keyword mà họ đã tìm kiếm
- Cách người dùng chuyển đổi trên website
- Người dùng sử dụng trình duyệt nào, thiết bị nào để truy cập website…
Đặc biệt, Google Analytics tương thích với tất cả các công cụ khác trong bộ công cụ của Google (kết hợp với Google Adwords, Youtube,…)
Cho đến nay, Google Analytics là dịch vụ thống kê trang web được sử dụng rộng rãi nhất, với lượng sử dụng trên khoảng 55% trong 10.000 trang web phổ biến nhất. Vào tháng 8 năm 2013, Google Analytics đã được 66,2% sử dụng trên 10.000 trang web phổ biến nhất được sắp xếp theo mức độ phổ biến, như được tường thuật bởi BuiltWith. Đến năm 2018, số lượng website sử dụng GA đã lên đến 900 triệu.
Xem thêm: Công cụ nghiên cứu từ khóa
Quy trình hoạt động của Google Analytics
Quy trình hoạt động của Analytics bao gồm 4 bước: Data Collection > Configuration > Processing> Reporting
- Data Collection: thu thập dữ liệu liên quan tới website bằng đoạn mã JavaScript được cài sẵn trong bước cài đặt. Các cookies người dùng (nơi chứa thông tin nhân khẩu học và thông tin thiết bị của người dùng) cùng hành vi của người dùng trên website cũng sẽ được đoạn mã JavaScript này thu thập lại để gửi qua máy chủ Google.
- Configuration: Chuyển dữ liệu sơ cấp đã kể trên thành thứ cấp để chuẩn bị xuất thành báo cáo website.
- Processing: Google sẽ cho phép doanh nghiệp lựa chọn các chỉ số muốn theo dõi. Cấu trúc báo cáo cũng sẽ được doanh nghiệp tùy chọn thông qua thuộc tính View.
- Reporting: Tiến hành xuất báo cáo đầy đủ cho website của doanh nghiệp
Điểm mạnh của Google Analytic
- Miễn phí: Tiết kiệm chi phí hoạt động cho website trong khi vẫn có được một công cụ theo dõi mạnh mẽ. Tuy nhiên để sử dụng được chức năng nâng cao của Google Analytic thì khá phức, đây cũng là lý do Google đã cung cấp thêm Học viện chính chủ rất chuyên nghiệp để mọi người có thể tham khảo học hỏi tại đây.
- Tự động: Mọi dữ liệu theo dõi và xử lý đều được tự động thông qua website của bạn và máy chủ của Google. Bạn chỉ cần thiết lập ban đầu và theo dõi sau này.
- Tiện lợi: Google Analytics có sử dụng trên mọi thiết bị và có ứng dụng chính chủ cho các thiết bị di động.
- Hệ sinh thái Google: Google Analytics có thể kết hợp với Google Search Console, Google Adsense và Google Ads để cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hơn.
Hướng dẫn sử dụng Google Analytics (bản mới nhất)
Đăng ký tài khoản Google Analytics
Nếu bạn nào đã có tài khoản GA rồi thì bỏ qua bước này, chỉ cần sử dụng tài khoản Google chính là Gmail của bạn để đăng nhập.
Trước hết bạn đăng nhập tài khoản Gmail đã nhé, vì Google Analytics sẽ sử dụng Gmail của bạn để thực hiện tài khoản.
Bước 1: Truy cập vào Google Analytics theo đường link http://www.google.com.vn/analytics

Bước 2: Click vào “Bắt đầu đo lường” để bắt đầu đăng ký tài khoản.Bạn sẽ được dẫn đến cửa sổ khai báo đăng ký thông tin cho website.
- Nhập tên tài khoản > kéo xuống dưới rồi chọn “Tiếp theo”

- Thiết lập thuộc tính, nhập thông tin gồm: tên thuộc tính, múi giờ báo cáo và đơn vị tiền tệ. Sau đó chọn “Tiếp theo”

- Điền thông tin “Giới thiệu về doanh nghiệp của bạn” > chọn “Tạo” để tiếp tục

- Sẽ có một cửa sổ mở ra, chọn tích vào đồng ý với điều khoản dịch vụ “Tôi chấp nhận”

Bước 3: Thiết lập luồng dữ liệu, tại đây bạn chọn nền tảng muốn theo dõi website

Như vậy là bạn đã đăng ký thành công tài khoản Google Analytics
Chèn mã code theo dõi vào website
Bước 1: Lấy mã theo dõi (tracking code) từ Analytics: Vào phần “Quản trị” > “Thông tin theo dõi” > “Mã theo dõi”

Bước 2: Chèn mã theo dõi vào website, có 2 cách như sau:
- Nếu website của bạn sử dụng nền tảng wordpress việc cài mã sẽ rất đơn giản bằng cách bạn cài đặt plugin Insert Header and Footer. Sau khi kích hoạt plugin bạn phần “Cài đặt” -> “Insert Headers and Footers” -> Dán mã theo dõi

- Nếu website bạn dùng code thông thường hoặc kể cả sử dụng wordpress thì bạn sẽ thêm mã theo dõi trước thẻ </head> trên mỗi trang của mình. Cách này với những bạn không biết gì về code thì hơi phức tạp và gây nguy hiêm cho website nếu chèn sai, hãy nhờ những bạn coder hỗ trợ phần này nhé.
Sau khi hoàn tất thiết lập mã theo dõi, hãy chờ xác minh trong vòng 24h – 48h và website của bạn sẽ nhận được dữ liệu từ Google Analytics.
Cách tạo Google Analytics bằng Google Tag Manager
Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng Google Tag Manager
Bước 1: Thiết lập thông tin tài khoản

Bước 2: Cài đặt mã theo dõi
Sau khi đã tạo tài khoản xong, Google Tag Manager sẽ cho bạn một đoạn mã theo dõi (tracking) để cài đặt vào website:

Bước 3: Tạo thẻ mới

Bước 4: Chọn Thẻ Google Analytics, chọn 1 trong 2 phiên bản GA cũ và GA mới

Bước 5: Liên kết thẻ của bạn với theo dõi Google Analytics
- Liên kết thẻ theo dõi trong Google Analytics bằng nhập mã thuộc tính website của mình (lấy mã trong google analytics).
Cách lấy ID theo dõi: Vào Google Analytics -> Luồng dữ liệu (tại phần Quản trị) -> Nhấp vào luồng dữ liệu của bạn -> Thông tin chi tiết về luồng web.

- Dán mã đo lường vào phần liên kết mã đo lường giữa Tag Manager và Google Analytics.

Bước 6: Chọn một trigger để xác định khi thẻ được ghi lại
Tiếp theo, bạn chọn một trình kích hoạt. Trigger này có nhiệm vụ ghi lại dữ liệu khi có ai đó truy cập vào trang bạn cài đặt. Ở đây, các bạn nên chọn “All page” để nhận thông tin chi tiết mỗi khi ai truy cập vào website bạn.

Bước 7: Lưu thẻ của bạn
Chọn “Lưu” để lưu lại những phần bạn vừa thiết lập tại thẻ này.

Bước 8: Kích hoạt thẻ
Nhấn “Gửi” để Google Tag Manager cập nhật các thẻ bạn đã cài đặt là xong.

Thêm quyền truy cập
Đi đến “Account” và “Property” mà bạn muốn thêm view, vào menu và chọn “Create a View”, đặt tên view, chọn kiểu view (web hay app) và trả lời một số câu hỏi theo yêu cầu. Bạn có thể thêm vào tối đa 25 view cho mỗi property trong Analytics Google.

Thiết lập mục tiêu trong Google Analytics
Khi một người dùng thực hiện một hành động nào đó, ví dụ như điền form để lại thông tin, gọi hotline, tải ứng dụng,,,tức là họ đã “chuyển đổi” thành khách hàng tiềm năng. Mỗi lượt chuyển đổi như vậy là một thành công cho doanh nghiệp và website.
Bạn có thể tự định nghĩa thế nào là một “chuyển đổi thành công” cho website của mình. Việc bạn cần làm là nói cho Google Analytics biết mục tiêu của bạn là gì.
Bước 1: Click vào icon bánh răng ở góc dưới trái để đến phần “Admin”
Bước 2: Phía dưới “View”, cột bên tay phải, click “Goals”

Bước 3: Click vào nút màu đỏ “New Goal” ở phía trên
Bước 4: Chọn mục tiêu của bạn

Bước 5: Để xét việc truy cập một URL cụ thể là mục tiêu, tạn hãy chọn “Custom” ở bên dưới. Rồi click “Continue”

Bước 6: Trong phần Goal Details, nhập vào địa chỉ trang Cảm ơn của bạn. Chú ý phần gợi ý bên dưới. Đừng nhập toàn bộ URL với tên miền. chỉ cần nhập địa chỉ của trang là được.
Bước 7: Phía dưới “Value”, gạt qua On và gán một giá trị tiền tệ cho mục tiêu của bạn, kể cả là giá trị bất kỳ. Giá trị này sẽ được tính như số tiền bạn có được khi người dùng thực hiện hành động này.
Bước 8: Dưới “Funnel” gạt qua On
Bước 9: Nhập vào tên trang và URL của dạng liên hệ, sau đó phía dưới “Required?” gạt qua “Yes”
Bước 10: Click “Save” và bạn đã hoàn tất

Xem thêm: Audit Website là gì?
Những tính năng hữu ích của Google Analytics

- Thống kê thời gian thực (real-time)
Với tính năng được tích hợp sẵn thống kê thời gian thực của người dùng, là 1 trong những lý do khiến nhiều người sử dụng Google Analytic.
Google Analytics cho bạn biết được có bao nhiêu người dùng đang truy cập website của bạn. Qua đó, giúp bạn nắm rõ lưu lượng truy cập tối ưu nhất của website trong 1 ngày, tạo tiền đề để xây dựng KPIs cho chiến dịch Digital Marketing của bạn.
Google Analytics thống kê được nguồn truy cập vào website của người dùng đến từ đâu và đâu là nhiều nhất, bao gồm các kênh như social media, google search, quảng cáo, các website khác…
- Báo cáo đối tượng người dùng
Một trong những tính năng nổi bật nhất của Google Analytics phải kể đến báo cáo đối tượng người dùng. Báo cáo thống kê giúp bạn những thông tin cơ bản của khách hàng về nhân khẩu học như: giới tính, ngôn ngữ, địa điểm,… và biết được cả hệ điều hành thiết bị mà khách hàng dùng để truy cập (Mac, IOS, Android, Window,..), giúp bạn biết hướng tối ưu website phù hợp với các tiêu chí trên.
Trong phần Tổng quan đối tượng này bạn sẽ xem được:
– Số người dùng: Tổng số người vào website tính cả người dùng cũ và người dùng mới
– Người dùng mới: Số người dùng mới truy cập vào trang
– Số phiên: là khoảng thời gian mà một người dùng chủ động tương tác với trang web
– Số phiên trên mỗi người dùng: số phiên trung bình cho mỗi người dùng
– Số lần xem trang: là tổng số trang đã được xem.
– Thời gian trung bình của phiên: độ dài trung bình của một phiên
– Tỉ lệ thoát: tỉ lệ phần trăm số phiên trang đơn mà trong đó không có bất kỳ tương tác nào với trang. Một phiên bị thoát có thời lượng là 5s.
- Báo cáo chuyển đổi của Google Analytics
Với tính năng sẽ cho bạn biết cách người dùng tìm đến website của bạn như thế nào và cách họ truy cập trang như thế nào. Google Analytics cho biết tỉ lệ những kênh người dùng đã từ đó truy cập đến landing page hoặc website của bạn. Qua đó bạn xem được kênh nào thu hút nhiều khách hàng cũng như chuyển đổi nhất.
Lời kết: Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về cách sử dụng Google Analytics trên website của bạn. GA có rất nhiều tính năng hữu ích và mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu trong những bài viết sau nhé.