Trong các yếu tố quyết định thứ hạng website thì nội dung vẫn là yếu tố được đánh giá quan trọng nhất. Do đó việc xây dựng nội dung phong phú, chất lượng luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu với mỗi SEOer. Việc cạnh tranh từ khóa với website đối thủ là không thể tránh khỏi, vậy việc chính các từ khóa trên website của bạn lại cạnh tranh nhau thì sao? Hiện tượng này được gọi là Keyword Cannibalization (ăn thịt từ khóa).
Nếu bạn chưa biết Keyword Cannibalization là gì, hãy theo dõi bài viết dưới đây của ddi.vn nhé!

Keyword Cannibalization là gì?
Keyword Cannibalization là tình trạng xung đột từ khóa hay còn gọi là “ăn thịt” từ khóa khi một website nhắm mục tiêu cùng một từ khóa trên nhiều trang khác nhau, dẫn đến chúng triệt tiêu lẫn nhau. Nó khiến Google không thể biết đâu là nội dung cần được xếp hạng tốt hơn và vô tình sẽ kéo tất cả chúng xuống thấp hơn trong kết quả tìm kiếm. Điều này sẽ chắc chắn sẽ mang lại những thiệt hại nhất định cho website và doanh nghiệp.
Xem thêm: Pagination là gì?
Tình trạng Keyword Cannibalization thường gặp
1. Hai hoặc nhiều landing page cùng cạnh tranh một từ khoá
Trường hợp 1: 2 URL đều có top cao
- Biểu hiện: Không cần phải cả 2 url đều cao, nhưng phải có 1 url nằm trong top 3 trở lên. URL còn lại đạt được thứ hạng > top 10. Đây là trường hợp “ăn thịt từ khóa” duy nhất có tác động tích cực đến website của bạn.
- Nguyên nhân: có thể là thị trường nhiều intent khác nhau và website bạn đều đáp ứng được.
- Giải pháp: Tối ưu thêm mô tả để thu hút người dùng truy cập nhiều hơn nữa.
Trường hợp 2: 1 URL có top cao & 1 URL khác nằm ở trang 2 hoặc 3
- Biểu hiện: Thông thường là trang top cao có thứ hạng từ 6-10 và khó có thể xếp hạng cao hơn.
- Nguyên nhân: Một phần search intent của thị trường không rõ ràng và website của bạn đều đáp ứng được 2 intent nhưng không có trang nào thực sự mạnh. Dẫn đến trang đứng ở top cao bị trang còn lại kìm hãm.
- Giải pháp: Nghiên cứu kỹ hơn về intent và tiến hành tối ưu thêm trang bị kìm hãm và xử lý trang kiềm hãm.
Trường hợp 3: Cả 2 URL nằm ở trang 2 hoặc trang 3
- Biểu hiện: Cả 2 trang đều có thứ hạng thấp, cụ thể là ở trang 2 hoặc 3.
- Nguyên nhân: Google không hiểu nội dung của bạn, do đó công cụ tìm kiếm gặp khó khăn khi trong việc không biết chọn trang nào.
- Giải pháp: Kiểm tra lại phần Content, Onpage, Internal link và cả Offpage.
2. Các trang hiển thị cho một từ khoá ở thời điểm khác nhau
Tình trạng này khá phổ biến, đặc biệt là với website xây dựng nhiều trang landing page cùng xếp hạng cho 1 từ khóa.
- Biểu hiện: Sau một thời gian thì trang hiển thị khi truy vấn từ khóa lại thay đổi.
- Nguyên nhân: Có thể do yếu tố technical SEO, onpage hay kỹ hơn bạn cần kiểm tra thêm link nội bộ và backlink.
- Giải pháp: Xác định chính xác nguyên nhân cụ thể, sau đó tiến hành tối ưu 1 trang đích phù hợp với user intent nhất.
Ảnh hưởng của Keyword Cannibalization đến SEO website

Xem thêm: Thẻ Hreflang là gì?
1. Keyword Cannibalization làm giảm thẩm quyền Website
Thay vì có một trang với thẩm quyền cao, bạn lại chia CTR thành nhiều trang với mức độ liên quan không nhiều. Có nghĩa là chính các trang trên website của bạn đang trở thành đối thủ cạnh tranh của nhau.
Về bản chất cốt lõi của keyword cannibalization là Google chưa hiểu nội dung của website. Đây cũng là dấu hiệu website của bạn đang đánh mất uy tín với Google.
2. Keyword Cannibalization khiến Google giảm giá trị trang có liên quan hơn
Từ khóa chính là một trong những cách đơn giản để Google nhận biết nội dung của trang đang nói về điều gì. Vậy nên, việc có quá nhiều từ khóa tương tự nhau sẽ khiến Google không hiểu hoặc hiểu sai. Hậu quả là xếp hạng sai cho các trang và tác động xấu đến toàn website, nguy cơ bị Google đánh gậy là rất lớn.
3. Keyword Cannibalization khiến Link juice, Anchor text bị pha loãng
Các backlink từ một nguồn tổng hợp sẽ dễ dàng bị phân tách giữa các trang. Tương tự, Anchor Text và internal link của bạn cũng sẽ dẫn khách hàng, người đọc đến nhiều trang khác nhau thay vì tập trung vào một trang chính.
4. Keyword Cannibalization làm tiêu tốn quá nhiều ngân sách
Khi nhiều trang dẫn đến cùng một từ khóa làm cho việc thu thập thông tin, lập chỉ mục các trang mất nhiều thời gian hơn và chắc chắn ngân sách cũng tiêu tốn một lãng phí không cần thiết. Điều này có thể nhìn thấy rõ ràng ở những website thương mại điện từ, những trang lớn với lượng từ khóa lên tới hàng nghìn.
Ngoài ra, tình trạng này cho thấy nguồn lực về Onpage, Offpage của bạn chưa thực sự hiệu quả.
- Keyword Cannibalization làm giảm tỷ lệ chuyển đổi
Trong những trang hướng tới cùng một từ khóa, sẽ có trang được xếp hạng với tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn. Tuy nhiên, tình trạng từ khóa giống nhau khiến Google không hiển thị đúng trang bạn muốn. Với những trường hợp khách hàng tiềm năng truy cập vào những trang bạn không muốn đó thì nội dung sẽ không đúng mực tiêu và làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chuyển đổi cũng như thu nhập có được từ trang.
Cách nhận biết vấn đề Keyword Cannibalization
Để xác định tình trạng ăn thịt từ khóa, các bạn có thể lựa chọn công cụ hỗ trợ khác nhau ví dụ như: Ahrefs, Keylogs Cannibalization Checker,SEMrush,Google Search Console,Moz Keyword Explorer, SEO Scout ,… Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng Ahrefs nhé!
Bước 1: Truy cập vào Ahrefs và nhập website của bạn vào khung Site Explorer

Bước 2: Chọn Organic Keyword > lọc thuộc tính SERP với Exclude > Only linking to target > Chọn All Features > Apply

Bước 3: Xuất tất cả dữ liệu
Bước 4: Nhập dữ liệu file CSV tải về lên Google Sheets. Sắp xếp cột từ khóa theo thứ tự A – Z.
- Chắc chắn bạn ở vị trí A1 của Sheet Ahrefs KW Export. Sau đó Tiến hành nhập dữ liệu với File > Import

- Tải file dữ liệu keyword bạn export với định dạng CSV lên

Sau khi load xong, bạn cần chọn mục Replace data at selected cell > Import
Bước 5: Sử dụng kỹ thuật lọc để xác định những từ khóa bị ăn thịt, kết quả sẻ hiển thị bên Sheet Results.
Ngoài ra, bạn có thêm tham khảo thêm một phương pháp thủ công giúp bạn xác định nguy cơ từ khoá ăn thịt cho từng từ khoá với cú pháp như sau:
Site:domain.com từ khoá
Ví dụ: site:ddi.vn seo là gì
Bạn sẽ thấy tất cả các trang trên trang web của mình có liên quan tới từ khóa đó.
Ví dụ: site:moz.com “keyword cannibalization”, bạn có thể thấy 3 kết quả đầu tiên là những kết quả được phát hiện ở trong Site Explorer:

Xem thêm: Tuyệt chiêu tối ưu UX
Cách khắc phục vấn đề Keyword Cannibalization

1. Cấu trúc lại nội dung bài viết
Giải pháp đơn giản nhất để chấm dứt vấn đề các từ khóa ăn thịt lẫn nhau mà nhiều SEOer lựa chọn là cấu trúc lại nội dung của bài viết. Bằng cách này bạn sẽ thay đổi từ khóa, điều chỉnh lại nội dung, tiêu đề bài viết và các heading trong bài viết cũng sẽ được thay đổi.
Với trường hợp hai bài viết có từ khóa tương tự, nội dung liên quan cách giải quyết là bạn nên gộp chung lại. Từ đó, tạo thành bài viết có độ dài, đầy đủ thông tin hơn. Cách này vừa giải quyết được vấn đề từ khóa ăn thịt lẫn nhau vừa giúp người đọc tìm kiếm thông tin dễ dàng, giúp bài viết có cơ hội xếp hạng cao hơn.
2. Xóa bài viết
Tất nhiên đây là phương án không hề ai mong muốn, nhưng bạn phải xóa bài viết nếu bạn đang cần SEO một trang, trong khi trang này bị kìm hãm bởi một trang không mục đích. Do đó, bạn cần kiểm tra kỹ mục đích của trang sẽ xoá và sau khi xoá phải chắc chắn rằng bạn thực hiện redirect đầy đủ.
3. Giảm tối ưu (De-optimize)
Cách này được áp dụng khi website của bạn rơi vào tình trạng 2 trang đều có thứ hàng từ 6-10. Cách này sẽ tốn khá nhiều công sức, nhưng ít nhất nó sẽ giúp bạn giữ lại nội dung. Công việc bạn cần thực hiện bao gồm:
- Kiểm tra các yếu tố tối ưu cho từng trang: Content, Entity, Onpage, Internal link, Backlink, Schema
- Tiến hành giảm tối ưu cho trang không mong muốn
- Song song đó, tối ưu thêm cho trang còn lại
4. Thay đổi liên kết nội bộ của bạn
Với trường hợp Keyword Cannibalization phát triển theo chiều hướng tốt và bạn muốn giữ lại thì nên cải thiện liên kết nội bộ. Thiết lập các nội dung phù hợp và liên kết link nội bộ chặt chẽ sẽ giúp Google hiểu được đâu là là trang mà bạn muốn SEO thứ hạng. Việc liên kết nội bộ sẽ giải quyết khá tốt hiện tượng từ khóa ăn thịt lẫn nhau.
Hãy thử thêm hoặc thay đổi liên kết nội bộ trang web của bạn theo cách nội dung ít quan trọng hơn sẽ liên kết đến nội dung muốn làm nổi bật và ưu tiên. Với cách làm này, bạn đã gửi một tín hiệu đến trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP) rằng nội dung được liên kết là nội dung cần được ưu tiên.