Ngày nay, công cụ tìm kiếm (đặc biệt là Google) đã quá quen thuộc với mọi người, khi cần tìm kiếm bất cứ một thứ gì thì google sẽ là nơi mà mọi người tìm đến đầu tiên. Nhưng internet có hàng triệu các website khác nhau, một trong những cách giúp khách hàng tìm được và truy cập vào website của bạn hiệu quả nhất hiện nay đó là SEO website. Với SEO website được nhiều chia làm nhiều kỹ thuật, trong đó có SEO onpage.
Vậy SEO Onpage là gì? Kỹ thuật SEO onpage ra sao? Cùng DDI.VN tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm: Tại sao nên SEO website
SEO Onpage là gì?

Đầu tiên, chúng ta tìm hiểu SEO là gì trước nhé.
SEO là viết tắt của từ Search Engine Optimization, có nghĩa là Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
SEO là tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (tiêu biểu là Google) giúp người dùng dễ dàng tiếp cận đến website của bạn nhất. Mục đích của SEO là làm cho website của bạn xuất hiện trong top đầu của trang kết quả của các công cụ tìm kiếm mang đến những nội dung hữu ích về sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng, để từ đó xây dựng hình ảnh và thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn.
SEO onpage là thực hiện tối ưu hóa những gì hiển thị trên giao diện trang web như meta, content, heading, hình ảnh,… với mục đích tăng thứ hạng của trang web trên công cụ tìm kiếm, tăng trải nghiệm của người dùng trên website cũng như tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Kỹ thuật tối ưu SEO onpage
1. Tối ưu URL của bài viết
URL là một trong các yếu tố tác động lớn đến việc tối ưu SEO Onpage.
Một URL chuẩn seo onpage cần có những yếu tố sau:
- Chứa từ khóa cần SEO
- Ngắn gọn nhưng phải thể hiện được bao quát nội dung bài viết rõ ràng nhất
- Độ dài không quá 75 ký tự
- URL viết thường không dấu, không chứa các ký tự đặc biệt
Ví dụ: Cần SEO từ khóa “Seo onpage” hì URL có thể đặt là: https://ddi.vn/seo-onpage-la-gi

2. Tối ưu thẻ Title
Là tiêu đề bài viết hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google. Title đánh giá phần lớn việc từ khóa có lên top hay không.
Một số lưu ý để tối ưu title :
- Tiêu đề phải chứa từ khóa chính. Nếu là Tiêu đề trang cho Trang chủ thì phải chứa tên thương hiệu.
- Từ khóa chính nằm ở vị trí càng gần đầu càng tốt
- Từ khóa có thể được lặp lại, nhưng không được quá 3 lần
- Bạn có thể đặt nhiều hơn 1 Title. Mỗi title nên cách nhau bằng ký hiệu “|” hoặc “–“
- Độ dài tối ưu cho Tiêu đề trang là khoảng 50 – 60 ký tự
- Không nên đặt Title giống Heading 1
- Tiêu đề trang nên súc tích, bao quát cả nội dung của bài để người đọc nắm được ngay nội dung bài viết
- Hãy học cách viết Title tag thật thu hút và cạnh tranh và dễ gây ấn tượng với người đọc
- Tránh sử dụng từ ngữ nhạy cảm, tiêu cực
3. Tối ưu thẻ Meta description
Đây là dòng mô tả nội dung chính của bài viết, là phần khơi gợi hứng thú, kích thích người đọc click vào đọc bài viết. Phần này cũng nên đặt từ khóa trọng tâm vào để giúp boot tìm kiếm của Google nhanh hơn.
Một số lưu ý về Meta Description:
- Mô tả ngắn gọn nội dung chính của bài viết
- Nội dung mô tả duy nhất, không trùng lặp cho từng trang
- Độ dài khuyến nghị từ 100-155 ký tự
- Nên đặt từ khóa chính ngay phần đầu của thẻ mô tả
Xem thêm: Phần mềm SEO
4. Tối ưu thẻ Heading
Thẻ Heading 1 trong SEO Onpage, cần đảm bảo các tiêu chí:
- Heading 1 cần chứa từ khóa SEO liên quan trọng điểm nên ở mức 3. (sau URL và thẻ Title).
- Heading 1 sẽ bao hàm nội dung của cả bài viết (đôi khi có thể lấy H1 trùng Title).
- Một bài viết chỉ có 1 thẻ Heading 1.
- Heading 1 nên là từ khóa LSI khác với URL. (Từ khóa LSI là dạng từ khóa có liên quan chặt chẽ đến ngữ nghĩa của từ khóa chính trong chủ đề).
Thẻ Heading 2 và Heading 3 trong SEO Onpage, cần lưu ý các thông tin:
- Ngắn gọn, mô tả nội dung của đoạn văn dưới.
- Triển khai nhiều tiêu đề phụ để làm rõ nghĩa.
- Tránh nhồi nhét từ khóa, cần chú trọng vào nội dung.
5. Tối ưu thẻ Alt
Nhiều người thường bỏ qua việc tối ưu Alt vì thông tin này không được người dùng đọc, nhưng các boot của Google sẽ đọc nội dung này.
Tối ưu thẻ Alt giúp cho bài viết của bạn có thể tìm kiếm bằng hình ảnh, tăng mức độ liên quan giữa hình ảnh và bài viết của bạn. Để tối ưu được thẻ Atl, bạn nên thực hiện lưu ý sau:
- Đặt tên mô tả ảnh cần không dấu và có dấu “–” giữa các từ.
- Dung lượng ảnh nên tối ưu hóa ở mức thấp nhất nhưng vẫn ở chất lượng tốt.
- Chèn logo website vào từng ảnh, trước khi upload lên bài viết

6. Tối ưu nội dung
Nội dung là phần được đánh giá quan trọng nhất trong quá trình SEO. Một nội dung chuẩn SEO phải là một nội dung duy nhất, không đi copy, logic & dễ hiểu, đúng sự thật và mang lại lợi ích cho người đọc.
Ngoài ra, tối ưu phần mục lục ( TOC – Table of Content) cho bài viết hay mục lục của cả website sẽ vừa thể hiện sự khoa học và giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm.
Bài viết SEO trên các website nên có độ dài từ 1300-1800 từ là phù hợp, với các bài phân tích chuyên sâu thì độ dài nên từ 2000-3000.
Xem thêm: Tại sao nên SEO website?
7. Tối ưu Internal link
Internal link ( liên kết nội bộ) là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và điều hướng cấu trúc các liên kết các bài viết trên trang web.
Tối ưu các Internal link với mục đích giúp người dùng có thể đọc nhiều bài viết hơn, kéo dài thời gian trải nghiệm trang web; ngoài ra, đây cũng là một yếu tố để Google đánh giá cao web của bạn.
8. Tối ưu thẻ Bold (in đậm keyword chính trong bài)
Sử dụng thẻ Bold nhằm nhấn mạnh nội dung bài viết. Tối ưu các thẻ Bold sẽ giúp Bot Google nhận diện dễ hơn về chủ đề của bài viết và giúp người đọc dễ dàng tiếp thu được nội dung cần thiết.
- Các từ khóa SEO chính nên được in đậm trong bài viết.
- Mật độ từ khóa chính 1-3%, phân bố đều ở mở bài, H1, H2, thân bài và kết bài. Ngoài ra, dàn trải từ khóa phụ/từ liên quan/từ đồng nghĩa xuyên suốt để tăng độ liên quan giữa các ý, tạo thành chủ thể thống nhất cho bài viết.
Tuy nhiên đừng quá nhồi nhét quá nhiều từ khóa, làm bài viết trở nên gượng ép, thiếu tự nhiên. Điều này sẽ không có tác dụng mà có phản tác dụng chuẩn SEO.

9. Social share
Việc được người dùng chia sẻ bài viết web lên mạng xã hội là yếu tố được Google đánh giá rất cao để xếp hạng website. vì vậy, bạn nên tích hợp các Plug-in cho các mạng xã hội để người đọc dễ dàng chia sẻ bài viết của bạn về các trang mạng xã hội.
Tích hợp các nút chia sẻ lên các mạng xã hội vào website như: Facebook, G+, Twitter, LinkedIn, Pinterest, Instagram, Google Site, Blog Spot…
10. Tốc độ tải trang
Tốc độ trang web phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như máy chủ của trang web, kích thước tệp, hình ảnh và là yếu tố để Google đánh giá chất lượng trang của bạn. nó ảnh hưởng thứ hạng
Nếu trang load chậm thì tỷ lệ người dùng thoát trang sẽ tăng cao. Còn nếu trang web có tốc độ tải nhanh vừa không gây khó chịu cho người dùng mà còn giúp tăng khả năng họ sẽ tìm hiểu thêm nhiều nội dung trong trang web của bạn.
Để kiểm tra tốc độ tải trang web, bạn có thể truy cập theo đường link: https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights.

Công cụ hỗ trợ Seo Onpage
Screaming Frog là một công cụ SEO audit website, có thể cài đặt trên máy tính chạy hệ điều hành Windows, MAC OS hoặc Linux. Phần mềm cho phép bạn thu thập toàn bộ dữ liệu của trang web, bao gồm các thông tin như link liên kết, hình ảnh, CSS,…từ góc độ SEO.
Hiểu đơn giản, đây là công cụ SEO sẽ cho bạn biết những gì một SEO spider sẽ nhìn thấy khi thu nhập dữ liệu trang web.
Xem thêm: Công cụ nghiên cứu từ khóa
SEMrush là một phần mềm, công cụ nghiên cứu từ khóa, phân tích và thống kê chi tiết các chỉ số của một website.
Về cơ bản SEMrush là một phần mềm SEO giúp bạn nghiên cứu từ khóa và phân tích được cả đối thủ cạnh tranh. Với tình năng mạnh mẽ của SEMrush sẽ giúp cho bạn nắm bắt được chính xác số lượng từ khóa mà đối thủ đã được xếp hạng, từ đó hiểu rõ được thế mạnh và nhược điểm của đối thủ để tạo nên lợi thế trong quá trình làm SEO của mình.
Yoast SEO là một trong plugin WordPress , được xây dựng và phát triển bởi Team Yoast từ năm 2010 đến nay. Yoast SEO gần như là một trong những plugin cơ bản nhất góp mặt trong hầu hết tất cả các website wordpress hiện nay. Công cụ này rất quan trọng và đắc lực cho việc tối ưu các chỉ số trong một bài viết chuẩn SEO. Thông qua Yoast SEO, người dùng có thể cài đặt được nhiều ứng dụng quản lý Web hơn như: Google Analytics, Google Webmaster, Sitemap,…
Yoast SEO có 2 phiên bản: có trả phí và miễn phí.
Schema được tạo bởi 4 ông lớn Search Engine là Google, Microsoft, Yahoo và Yandex. Schema là một đoạn code HTML hoặc code Javascript dùng để đánh dấu các dữ liệu có cấu trúc (structured data). Schema có công dụng giúp các công cụ tìm kiếm đọc website của bạn dễ dàng hơn, và tăng khả năng xếp hạng bạn trên các kết quả tìm kiếm.
Xem thêm: Những lợi ích khi SEO Web
SEOquake là một plugin miễn phí dùng trên trình duyệt Chrome, Firefox, Opera và Safari, cung cấp các dữ liệu phân tích chỉ với một nút bấm. Đây là công cụ hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trong SEO Onpage.
SEOquake giúp bạn phân tích cơ bản tên miền hoặc trang đích với các dữ liệu như urls, canonical, meta data, heading, mật độ từ khóa, liên kết nội bộ (internal link), liên kết bên ngoài (external link).
Bên cạnh đó, các chỉ số nâng cao hơn như Google Index, xếp hạng Alexa, dữ liệu xếp hạng SEMrush, Organic Research Data, webarchive age, lượt thích trên Facebook,… Những số liệu này đến trực tiếp từ các SERPs.
Thẻ tiêu đề là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thứ hạng của bài viết trên Google, cần phải chú ý tiêu đề khi tối ưu SEO Onpage. Hơn nữa, nội dung của thẻ tiêu đề hay sẽ thu hút người dùng sẽ ghé thăm Website.
SERP Simulator là công cụ hiệu quả giúp bạn có thể xác định chính xác độ dài, từ ngữ của tiêu đề sử dụng đã chuẩn chỉ hay chưa để kịp thời điều chỉnh.
Lời kết: Trên đây là 10 kỹ thuật SEO Onpage quan trọng, có sức ảnh hưởng lớn nhất đến việc tối ưu trang web chuẩn SEO và được đánh giá cao mới công cụ tìm kiếm Google. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn áp dụng thành công cho trang web của mình nhé!