Cách khai báo URL với Google nhanh và hiệu quả nhất 2021

Khai báo URL (Submit URL) trên Google là thao tác quan trọng không thể thiếu đối với mỗi trang website, vấn đề này ảnh hưởng lớn đến quá trình SEO. Để website hay url các bài viết trên website được lập chỉ mục nhanh chóng và giúp người dùng có thể tìm thấy website của bạn trên công cụ tìm kiếm bạn cần phải khai báo URL lên Google.

Vậy Khai báo URL là gì, tại sao cần khai báo URL trên Google và cách khai báo URL với Google nhanh nhất ra sao? Bài viết ngay sau đây DDI sẽ giải đáp những thắc mắc này của các bạn nhé!

Vì sao cần Submit URL trên Google
Vì sao cần Submit URL trên Google

Khai báo URL Google là gì?

Khai báo URL hay Submit URL chính là thao tác khai báo links (đường dẫn URL) với Google để Google Bot crawl index sẽ tìm đến, đọc hiểu nội dung bài viết trên trang web, thu thập dữ liệu và lập chỉ mục cho website của bạn.

Vậy nếu bạn không thực hiện khai báo url với Google thì điều gì sẽ xảy ra? Các nội dung của bạn vẫn được index một cách tự nhiên nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Như vậy, việc khai báo url  với Google sẽ giúp đẩy nhanh và kiểm soát quá trình cung cấp nội dung cho người dùng tốt hơn.

Xem thêm: Viết content

Vì sao cần Submit URL trên Google?

Như đã nói ở trên thì việc khai báo url với Google không phải việc bắt buộc nhưng nó có nhiều vai trò rất quan trọng như sau:

  • Giúp Google cập nhật nội dung website một cách nhanh nhất, giúp người đọc tìm thấy bài viết của bạn trên công cụ tìm kiếm. Đặc biệt, là hạn chế tối đa việc sao chép nội dung giữa các website, đánh dấu bản quyền nội dung trước đối thủ. 
  •  Giúp theo dõi backlink hiệu quả thông qua hiển thị những trang web có đường link dẫn đến website của bạn. 
  • Xem được thống kê dữ liệu về lượng truy cập website từ công cụ tìm kiếm Google như: các từ khóa có lượng nhấp nhiều; thứ hạng website của bạn trên công cụ tìm kiếm. 
  • Theo dõi dữ liệu về Onpage chi tiết, giúp bạn nắm rõ tình hình của trang web, từ đó có những đánh giá chính xác về hiệu quả của website và những chiến lược marketing. 
  • Khắc phục các vấn đề liên quan đến chỉ mục, spam,… và hạn chế tối đa việc vi phạm chính sách của Google, đồng thời Google sẽ thường xuyên thông báo tình trạng website thông qua Công cụ Quản trị Trang giúp bạn có những điều chỉnh kịp thời.

Trường hợp bạn đã submit/khai báo url Google rồi, thì trong một số trường hợp sau bạn vẫn nên submit url Google lại lần nữa nếu:

  1. Trường hợp thay đổi/cập nhật một trang bất kỳ và muốn thông báo đến các công cụ tìm kiếm. 
  2. Trường hợp sau khi sửa xong lỗi trên trang web. 

Thời gian Google khai báo là bao lâu?

Sẽ không có một thời gian cụ thể nào cho việc khai báo google thành công.

Thời gian index của mỗi url là không giống nhau, có url chỉ trong vài giờ, hoặc vài tuần hoặc có thể lâu hơn. Thời gian và tốc độ của khai báo URL với Google phụ thuộc vào một số yếu tố như:

  • Đăng nội dung thường xuyên, ở một khung giờ nhất định
  • Cấu trúc, nội dung chất lượng của url
  • Mã nguồn của Website, độ thân thiện với Google Spider
  • Chất lượng link liên kết
  • Lưu lượng người truy cập…

Hướng dẫn cách khai báo URL Google hiệu quả 100%

Lưu ý:

Trước khi thực hiện Submit URL Google, bạn cần kiểm tra xem  URL của mình đã được xác minh (index) chưa. Bằng cách sử dụng URL Inspection Tool của Google Search Console.

Tại hộp tìm kiếm “Kiểm tra URL” ở đầu trang tổng quan, bạn nhập URL muốn kiểm tra. Khi dữ liệu đã được truy xuất từ Index, bạn sẽ thấy xác nhận trang đó ngay trên Google:

Kiểm tra url đã được xác minh hay chưa
Kiểm tra url đã được xác minh hay chưa
  • Nếu Url đã được Google xác minh rồi:
Xác nhận của Google Search Console là URL đã được xác minh
Xác nhận của Google Search Console là URL đã được xác minh
  • Trường hợp chưa được xác minh
Google Search Console xác nhận là URL chưa được xác minh
Google Search Console xác nhận là URL chưa được xác minh

Để khai báo Url trên Google thì website của bạn phải được khai báo trên Google Search Console rồi. Trong trường hợp bạn chưa khai báo website với Google Search Console, bạn hãy thực hiện theo 3 bước hướng dẫn nhanh như sau:

  • Bước 1: Đăng nhập vào Google Search Console
Đăng nhập vào Google Search Console
Đăng nhập vào Google Search Console
  • Bước 2: Nhập Domain để đăng ký trong Google Search Console
Nhập Domain để đăng ký trong Google Search Console
Nhập Domain để đăng ký trong Google Search Console
  • Bước 3: Kết nối Search Console và Website bằng cách sao chép đoạn mã TXT vào DNS Configuration hoặc Header
Kết nối Search Console và Website bằng cách sao chép đoạn mã TXT vào DNS Configuration hoặc Header
Kết nối Search Console và Website bằng cách sao chép đoạn mã TXT vào DNS Configuration hoặc Header

Xem thêm: Phần mềm SEO

Sau đây là các bước khai báo URL với Goog le Search Console

Cách 1: Khai báo toàn bộ Website với Sitemap

Sitemap là gì? Sitemap (Sơ đồ trang web) là một trang liệt kê tất cả URL của website nhằm giúp trình thu thập của công cụ tìm kiếm hiểu và thu thập dữ liệu hiệu quả hơn. Khi bạn cập nhật sitemap (có chứa các URL mới) yêu cầu tới Google Search, bạn đang thông báo cho Google biết rằng đã có sự thay đổi trên website và các trang này cần được crawl.

Bước 1: Kiểm tra đường dẫn Sitemap của website bạn là gì. Thông thường sơ đồ trang web có dạng: Domain/sitemap.xml hoặc không, bạn cứ nhập vào và sẽ được điều hướng tới đường dẫn chính xác nhất và copy nó.

Ví dụ: ddi.vn/sitemap.xml sẽ được điều hướng sang ddi.vn/sitemap_index.xml
Ví dụ: ddi.vn/sitemap.xml sẽ được điều hướng sang ddi.vn/sitemap_index.xml

Bước 2: Truy cập vào Google Search Console > Chọn Domain cần Submit Website > Chọn mục “Sơ đồ trang web”

Bước 3: Chỉ cần nhập phần mở rộng sơ đồ trang XML vào hộp “Add a new sitemap”. Sau đó Chọn “Submit”

Submit toàn bộ Website với Sitemap
Submit toàn bộ Website với Sitemap

Cách 2: Khai báo URL Google từng bài viết với Search Console

Để Submit Google từng URL, bạn sẽ cần sử dụng công cụ Google Webmaster tool Submit URL https://www.google.com/webmasters/tools/submit-url và thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Truy cập đường dẫn sau https://search.google.com/search-console/welcome?hl=en để vào Google Search Console 

Bước 2: Chọn “Kiểm tra URL”, nhập URL muốn submit vào hộp thoại và nhấn Enter

Nhập URL muốn khai báo vào hộp thoại và nhấn Enter
Nhập URL muốn khai báo vào hộp thoại và nhấn Enter

Bước 3: Bấm vào nút “request indexing” ở cuối hộp để được thêm vào danh sách đợi Index. (Bạn sẽ được thông báo xác nhận của hệ thống, bạn chỉ cần tắt nó là được).

Thẻ No index được gắn khi các trang bị trùng lặp hoặc được thiết lập dành cho những người dùng đặc biệt. Và nếu bạn muốn chặn Google tìm kiếm thấy trang web của bạn, hãy sử dụng thẻ No Index. 
Thẻ No index được gắn khi các trang bị trùng lặp hoặc được thiết lập dành cho những người dùng đặc biệt. Và nếu bạn muốn chặn Google tìm kiếm thấy trang web của bạn, hãy sử dụng thẻ No Index.

Cách 3: Khai báo URL bằng Tool

Xem thêm: Content Marketing là gì?

2 cách mình hướng dẫn phía trên sẽ thực hiện được nếu bạn có quyền quản lý website. Tuy nhiên, với những website bạn không quản lý thì cần phải sử dụng các tool để có thể khai báo url với google một cách nhanh nhất. 

Hiện nay có rất nhiều tool sử dụng rất tốt, giúp bạn khai báo hàng ngàn URL đơn giản, ví dụ như:

  • Lar Index
  • Instantlinkindexer
  • elitelinkindexer
  • My Pagerank

Ưu điểm: Bạn có thể khai báo hàng ngàn URL chỉ bằng 1 cú click. Các công cụ này sẽ thay bạn submit URL lên Google để index nhanh nhất. Trong các công cụ mình giới thiệu ở trên thì các bạn có thể thử dùng và chọn cho mình một công cụ phù hợp nhất để sử dụng: hoạt động không được ổn định, lúc tốt lúc không. Ngoài ra, muốn sử dụng hết chức năng của các tool này thường bạn cần phải bỏ tiền để sử dụng.

Cách 4: Khai báo URL trên Google nhanh nhất 2021 bằng Google news

Cách này đang được các SEOer đánh giá là có tốc độ index nhanh nhất hiện nay, trong khoảng 5 phút. Trong phạm vi bài này, mình sẽ hướng dẫn nhanh các bước với công cụ này như sau:

  • Bước 1: Truy cập vào Publisher Center: https://publishercenter.google.com/publications
  • Bước 2: Chọn Add publication
  • Bước 3: Điều các thông tin mà Google yêu cầu.Bước 4: Chọn publish và chờ Google xét duyệt

Cách kiểm tra website hay URL đã được index hay chưa

Cách 1: Sử dụng Google Search Console

  • Bước 1: Ở phần menu, bạn chọn mục “Kiểm tra URL”
  • Bước 2: Nhập URL muốn kiểm tra và nhấn Enter. Sau khi dữ liệu được truy xuất, bạn sẽ thấy kết quả.

Nếu Google Search Console xác nhận đã add URL vào Google, sẽ hiển thị như sau:

Google Search Console xác nhận đã add URL vào Google
Google Search Console xác nhận đã add URL vào Google

Hoặc submit Google rồi nhưng URL chưa được Index, sẽ hiển thị như sau:

URL chưa được Index
URL chưa được Index

Cách 2: Sử dụng Google

Nhập vào ô tìm kiếm của Google với cấu trúc như sau:

  • site:Domain khi bạn muốn kiểm tra Index Google cho cả website
  • site:URL khi bạn muốn kiểm tra tình trạng Submit URL cho bài viết cụ thể

Ví dụ: site:https://ddi.vn/ 

Url trang web đã hoạt động
Url trang web đã hoạt động

hoặc site:https://ddi.vn/cach-viet-bai-chuan-seo/

Url trang web đã hoạt động
Url trang web đã hoạt động

URL cua bai viet da hoat dong

Ngược lại, nếu Google thông báo không có thông tin tức là Url của bạn chưa được Google index thành công.

Mẹo tăng tốc Google Index bài viết

Xem thêm: Xây dựng thương hiệu

1. Tối ưu phiên bản Mobile

Hiện nay việc sử dụng điện thoại lướt website ngày càng chủ yếu, do vậy việc tối ưu các trang web dưới dạng phiên bản Mobile là rất cần thiết. Khi thực hiện tối ưu, bạn cần chú ý đến những kỹ thuật sau:

  • Thiết kế website phiên bản Mobile.
  • Chèn thẻ meta trong nội dung bài viết.
  • Giảm thiểu tài nguyên trên website.
  • Gắn thẻ các trang bằng bộ đệm AMP.
  • Tối ưu hóa hình ảnh trong bài viết.
  • Giảm kích thước của yếu tố giao diện người dùng (UI-User Interface) trên website.

Sau khi thiết lập xong, bạn hãy chạy thử Website trên các nền tảng điện thoại và qua Google Pagespeed Insights để đảm bảo tốc độ trang chạy nhanh, ổn định.

2. Setting tỷ lệ Crawl

Trong phiên bản cũ của Google Search Console, bạn có thể tùy chỉnh tỷ lệ Crawl nếu trình thu thập dữ của Google gây ảnh hưởng tiêu cực đến trang web của bạn. Điều này cũng cho phép trang web của bạn thêm thời gian để thay đổi nếu nó đang được thiết kế lại. 

3. Giảm tài nguyên trên website và tăng tốc độ tải

Khi các bài viết không được tối ưu hóa hình ảnh dẫn đến việc Google phải làm việc hết công suất để thu thập dữ liệu. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình thu thập dữ liệu của website và giảm khả năng Google Index trang web.

Cụ thể hơn, các công cụ tìm kiếm gặp khó khăn khi thu thập dữ liệu các yếu tố phụ trợ của trang web bạn. Thậm chí những tài nguyên như Flash và CSS cũng làm giảm hiệu suất hoạt động của Website trên nền tảng di động. Do đó, để đảm bảo Google Index ổn định, bạn hãy giảm tài nguyên trên website và tăng tốc độ tải trang.

4. Loại bỏ các content bị Duplicate

Việc xuất hiện các content trùng lặp sẽ làm chậm tốc độ Google Index trang web và tốn ngân sách thu thập dữ liệu của bạn. Để xử lý tình trạng này, bạn hãy chặn trang web được lập chỉ mục hoặc đặt một thẻ Canonical trên page mà bạn muốn Index.

5. Chặn các trang mà bạn không muốn Google Crawl thu thập thông tin

Để chặn các trang bạn không muốn Google Crawl thu thập dữ liệu, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau:

  • Đặt một thẻ No Index.
  • Sử dụng URL trong tệp Robots.txt.
  • Xóa các trang cùng một lúc.

Đồng thời, hành động này cũng góp phần giúp quá trình thu thập thông tin của bạn diễn ra hiệu quả hơn, tránh trường hợp các công cụ tìm kiếm nhận nhầm nội dung trùng lặp.

6. Chặn robots.txt

Hầu hết các website đều có file Robots.txt. Đây là file quản lý cho phép và không cho phép bot vào website. Có rất nhiều trang web chặn bot, không cho bot thu thập dữ liệu ở một số trang nhất định. Vậy nên dẫn đến tình trạng website đó mặc dùng không có thẻ noindex nhưng vẫn bị chặn.

7. Chạy Google Ads

Sau khi đăng tải nội dung, bạn có thể tiến hành chạy Google Ads. Bởi vì công cụ Google Ads sẽ yêu cầu và khiến Google phải quét qua nội dung trước khi xếp hạng quảng cáo.

8. Chia sẻ bài viết lên mạng xã hội

Google ngày càng quan tâm hơn đến việc tương tác của website với các trang mạng xã hội. Google khuyến khích các admin website hãy chia sẻ bài viết, nội dung, chủ đề của mình tiếp cận đến nhiều người dùng trên Facebook, Tumblr, Twitter, YouTube, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *