Meta Description là gì? Cách viết Meta Description chuẩn SEO

Đối với những người làm SEO content thẻ Meta Description sẽ không quá xa lạ, Meta Description được coi một phương pháp hiệu quả giúp bài viết có thể tiếp cận và nhận được nhiều click từ khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, cách nào để có thể thực hiện được điều này thì không phải ai cũng nắm rõ. Qua bài viết này, admin muốn chia sẻ những lưu ý để viết được một thẻ Meta Description chuẩn SEO và thu hút nhiều khách hàng nhất. Cùng nhau tìm hiểu nhé.

Tìm hiểu chung về Meta Description

Thẻ Meta là gì?

Thẻ Meta hay Meta tag là những dòng mã được đặt ở trong phần đầu <head> của trang HTML, các thẻ này không xuất hiện trên trang chính nên người dùng sẽ không nhìn thấy trừ khi họ biết cách xem mã nguồn trang web.

Thẻ Meta là gì?
Thẻ Meta là gì?

Xem thêm: Anchor Text

Thẻ Meta giúp cho các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung của trang web cho các, do đó rất tốt cho SEO. Những thông tin này bao gồm: tiêu đề, từ khóa chính, tóm tắt nội dung,…

Thẻ Meta được phân ra làm nhiều loại, trong đó có thẻ Meta Description.

Meta Description là gì? 

Ví dụ Thẻ Meta description
Ví dụ Thẻ Meta description

Meta description là một thẻ trong HTML nhằm mô tả thông tin ngắn gọn của một website tới công cụ tìm kiếm và cả người dùng. Do đó, khi viết mô tả Meta nên viết xúc tích và chứa nội dung quan trọng nhất, chúng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm giúp người dùng và công cụ tìm kiếm hiểu tổng quát nội dung mà họ sắp truy cập. 

Thẻ Meta Description có độ dài từ 155 – 160 ký tự, việc tối ưu thẻ này sẽ thu hút được nhiều lượt truy cập vào bài viết. 

Là một thể loại của thẻ Meta, nên thẻ Meta Description cũng sẽ được đặt trong cặp thẻ <head> của mã HTML. Ví dụ

 <head>

   <meta name="description" content="Đây là ví dụ về thẻ meta description">

 </ head>  

Tầm quan trọng của thẻ Meta Description trong SEO

Xem thêm: External Link

Tầm quan trọng của thẻ Meta Description trong SEO
Tầm quan trọng của thẻ Meta Description trong SEO
  • Đóng vai trò quảng cáo: Thẻ Meta Description giúp mô tả ngắn gọn, chính xác, tổng quan nhất về nội dung của bài SEO được đăng lên web. Meta Description tạo được sự thu hút, câu dẫn người xem đến với bài SEO thông qua những lời văn hay, ngôn từ dễ hiểu,…từ đó kích thích người dùng truy cập vào Website, tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR) trên cả Google cũng như các trang mạng xã hội (Facebook, Twitter, …).
  • Tạo sự cạnh tranh: Với những từ khóa khó tiến hành SEO, có tính cạnh tranh cao thì thẻ Meta Description xuất hiện sẽ tác động tích cực đến công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung bài viết, đồng thời hiển thị nội dung cho người dùng. Một thẻ Meta Description có nội dung hay vừa thu hút người đọc click vừa giúp bài đăng gia tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm Google.
  • Khẳng định chất lượng bài SEO: Một bài SEO có phần Meta Description được trau chuốt, chú trọng phần nội dung và hình thức trình bày chắc chắn có tỷ lệ click cao, việc thuộc Top tìm kiếm cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Có thể thấy rằng, Meta Description là “mồi câu” để thu hút người dùng click vào trang web của bạn. Vì vậy, nếu muốn tăng lưu lượng truy cập vào trang web của bạn thì việc tối ưu thẻ Meta Description là điều cần thiết. Tuy nhiên, thẻ Meta Description không phải là yếu tố chính mà Google sử dụng để xếp hạng trang web.

Do đó, việc bạn bỏ qua thẻ Meta Description cũng tức là bạn đã bỏ lỡ một cơ hội SEO ngàn vàng. Vậy nếu bạn không tạo thẻ  thẻ Meta Description thì  chuyện gì sẽ xảy ra?

  • Trường hợp 1 – Không viết thẻ Meta Description

Nếu bạn không viết phần nội dung của thẻ Meta Description, trong phần hiển thị kết quả tìm kiếm: Google sẽ lấy nội dung bất kỳ trong bài viết của bạn để chèn vào. Đôi khi nó sẽ là một đoạn mô tả vô nghĩa như dưới đây:

Đoạn mô tả vô nghĩa trong thẻ Meta Description
Đoạn mô tả vô nghĩa trong thẻ Meta Description
  • Trường hợp 2 – Viết thẻ Meta Description hời hợt, mơ hồ

Với những thẻ mô tả được viết với nội dung hời hợt sẽ dễ gây ra các kết quả tìm kiếm thiếu chính xác. Và với nội dung như vậy chắc hẳn cũng không thu hút được lượt click của độc giả.

Cách viết thẻ Meta description chuẩn SEO, thu hút người đọc

1. Độ dài hợp lý

Thường thì thẻ Meta Description sẽ có độ dài từ 155 – 160 ký tự, còn với giao diện mobile thì sẽ là 120 ký tự. Tuy nhiên, độ dài này không phải cố định mà sẽ có thể thay đổi tùy theo từng thời điểm. Để truyền đạt đủ những thông tin quan trọng và thu hút nhất đến người đọc hãy cố gắng sử dụng trong 120 ký tự đầu tiên thẻ Meta Description.

Xác định độ dài ký tự trong thẻ meta description
Xác định độ dài ký tự trong thẻ meta description

Xem thêm: Công cụ nghiên cứu từ khóa

Đôi khi ở thẻ Meta Description, Google còn hiển thị thêm ngày publish bài viết hay nội dung của Heading nào đó vào trong này, do đó bạn nên theo dõi và trừ hao sao cho nội dung mô tả được hiển thị hợp lý.

Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc 3 ý quan trọng sau:

  1. Google chưa công khai chính xác về độ dài thẻ Meta Description.
  2. Google hiển thị số lượng ký tự trong thẻ Meta Description theo đúng quy định của hầu hết các tìm kiếm.
  3. Kể cả khi có nhiều ký tự hơn, thì nội dung bổ sung vào Meta Description có thể lấy từ nội dung trang web, chứ không phải từ thẻ Meta Description mà bạn chèn vào.

2.  Nội dung liên quan đến trang web

Điều này là chắc chắn rồi. Hãy chắc chắn rằng mô tả bạn đưa ra ở thẻ Meta Description đúng với nội dung của bài viết trong đó. 

Việc đoạn mô tả và nội dung không giống nhau, chẳng khác nào bạn đang lừa người dùng. Sau khi khách hàng click vào và phát hiện điều đó thì họ cũng sẽ thoát khỏi trang của bạn không quá 30s, khi tỉ lệ thoát trang tăng cao sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến việc SEO. Hơn nữa, Google cũng sẽ sớm phát hiện ra điều này và sẽ có hình thức xử phạt rất nặng những website có hành vi này.

Sự liên quan giữa thẻ Meta Description và nội dung trang web là thật sự rất quan trọng.

3. Meta description có chứa từ khóa chính

Nếu từ khóa tìm kiếm xuất hiện trong thẻ Meta Description, Google sẽ có xu hướng làm nổi bật các từ khóa đó trong kết quả tìm kiếm. Điều này giúp liên kết đến website của bạn trở nên thu hút hơn.

Meta description có chứa từ khóa chính
Meta description có chứa từ khóa chính

Tuy nhiên, cũng không nên nhồi nhét quá nhiều các từ khóa vào thẻ. Điều này có thể khiến Meta Description sẽ trở nên mất tự nhiên và trên thực tế thì điều này cũng không ảnh hưởng đến quá trình SEO.

4. Meta description phải là duy nhất

Giống như các thẻ tiêu đề, điều quan trọng là thẻ Meta description trên mỗi trang phải là duy nhất. Nếu không, bạn sẽ kết thúc với các kết quả SERP giống như sau:

Meta description bị trùng lặp
Meta description bị trùng lặp

Một mẹo nhỏ để tránh sự trùng lặp Meta description, bạn phải linh hoạt sắp xếp thứ tự câu chữ sao cho hợp lý mà vẫn giữ nguyên nội dung chính để có một thẻ miêu tả chất lượng và là duy nhất. 

Khi viết thẻ Meta description bắt buộc nội dung của thẻ phải liên quan mật thiết tới nội dung của bài viết. Điều này sẽ giúp cho bài viết được đánh giá cao vì nó đem lại trải nghiệm hữu ích với người đọc.

5. Viết nội dung thật hấp dẫn và lôi cuốn

Thẻ Meta Description được coi như một đoạn quảng cáo. Nó thu hút người dùng truy cập trang web từ trang kết quả tìm kiếm, do đó nó đóng vai trò quan trọng của tiếp thị tìm kiếm. Một Meta Description hấp dẫn, dễ đọc bằng các từ khóa quan trọng có thể cải thiện tỷ lệ nhấp cho một trang web nhất định. Để tối đa hóa tỷ lệ nhấp trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm, điều quan trọng cần lưu ý là Google và các công cụ tìm kiếm khác in đậm từ khóa trong Description khi chúng khớp với các truy vấn tìm kiếm. Văn bản in đậm này có thể thu hút ánh mắt của người tìm kiếm, vì vậy bạn nên kết hợp các Description của bạn với các cụm từ tìm kiếm càng sát càng tốt.

6. Không sử dụng dấu ngoặc kép (“) trong thẻ Meta description

Bất kỳ dấu ngoặc kép nào sử dụng trong HTML của một thẻ Meta Description đều sẽ bị Google cắt bỏ nội dung ở trong dấu ngoặc kép khi nó xuất hiện trên trang tìm kiếm. Điều này sẽ khiến đoạn mô tả của bạn bị cụt ngủn và sai lệch với nội dung ban đầu bạn muốn.

Cách tốt nhất là bên nên loại bỏ tất cả các ký tự không phải chữ hoặc số khỏi thẻ Meta Description. Trường hợp dấu ngoặc kép là cần thiết và quan trọng cần phải có trong Meta Description của bạn, bạn có thể tham khảo việc sử dụng thực thể HTML (HTML entity) thay vì dấu ngoặc kép.

7. Có thêm lời kêu gọi hành động tích cực (CTA)

Mục đích của thẻ Meta Description là kích thích người dùng click, do đó nếu có thêm các lời kêu gọi hành động với giọng văn tích cực nó sẽ tặng thêm sự thu hút và kích thích người dùng click ngày vào bài của bạn.

Tham khảo một số lời hành động tích cực như: Tìm hiểu thêm, Đọc ngay, Xem ngay, Nhận ngay, Miễn phí… vào thẻ Meta Description. Chắc chắn nó sẽ đem lại hiệu quả cao hơn so với các đoạn mô tả đơn thuần nhé!

8. Nhắc đến thương hiệu trong thẻ Meta Description

Đây là một trong những hình thức Marketing hiệu quả để người đọc ghi nhớ thương hiệu và giúp khẳng định lại một đặc tính riêng biệt hay lời cam kết thương hiệu bạn muốn xây dựng. Nhất là Meta Description cho các trang Homepage.

Ví dụ: Thông qua thẻ tiêu đề meta và thẻ Meta Description Vinamilk dễ dàng tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng người tiêu dùng chỉ qua câu giới thiệu ngắn gọn.

Vinamilk giới thiệu đặc điểm công ty qua thẻ Meta Description
Vinamilk giới thiệu đặc điểm công ty qua thẻ Meta Description

9. Hiển thị thông số kỹ thuật

Xem thêm: Yoast SEO

Nếu bạn đang bán các sản phẩm liên quan về công nghệ, thì nên tập trung  vào việc giới thiệu và hiển thị các thông số kỹ thuật liên quan ở trong thẻ Meta Description. Chúng có thể là tên nhà sản xuất, phiên bản, module, giá cả sản phẩm,… Những thông tin hiển thị này sẽ thu hút được nhiều hơn click chuột hơn (tăng CTR).

Hiển thị thông số kỹ thuật trong thẻ Meta Description
Hiển thị thông số kỹ thuật trong thẻ Meta Description

10. Cân nhắc sử dụng rich snippets

Rich snippets hiện đang được nhiều website sử dụng, nó là đoạn thông tin hiển thị dưới dạng sao, hình ảnh, xếp hạng đánh giá,…

Sử dụng Rich snippets trong thẻ Meta Description
Sử dụng Rich snippets trong thẻ Meta Description

Rich snippets giúp website của bạn trở nên nổi bật và giúp người dùng có những trải nghiệm thực tế và thu hút người dùng click chuột vào website của bạn hơn.

11. Cung cấp các chương ưu đãi đặc biệt

Cung cấp chương trình ưu đãi vào thẻ Meta Description
Cung cấp chương trình ưu đãi vào thẻ Meta Description

Mọi chương trình ưu đãi, giảm giá sẽ đều thu hút khách hàng, đây sẽ là một hình thức quảng cáo lý tưởng và hấp dẫn hấp dẫn mà bạn nên sử dụng. Về cơ bản liệt kê càng nhiều ưu đãi vào thẻ Meta Description càng tốt.

12. Đôi khi sẽ tốt hơn nếu không viết thẻ Meta Description

Nếu trang của bạn đang nhắm mục tiêu đến lưu lượng truy cập từ khóa dài (có ba hoặc nhiều từ khóa), đôi khi nên để công cụ tìm kiếm tự quyết định chọn đoạn văn bản cho thẻ Meta Description. Lý do: Công cụ tìm kiếm sẽ chọn và hiển thị một mô tả meta liên quan đến từ khoá và các cụm từ mà người dùng đã tìm kiếm nhất.

Lưu ý: Với các trang xã hội như Facebook thường sử dụng thẻ mô tả Meta Description để xuất hiện khi trang được chia sẻ trên MXH. Nếu không có thẻ mô tả meta, các trang web MXH sẽ lấy văn bản đầu tiên mà chúng tìm thấy, điều này có thể gây ra những trải nghiệm không tốt với người dùng.

Lời kết: Hy vọng những kiến được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn  hiểu rõ hơn Meta Description và sử dụng nó một cách hiệu quả nhất trong quá trình làm SEO.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *