Hầu hết các công ty, doanh nghiệp thành công trên thương trường đều sở hữu một mô hình kinh doanh phù hợp, hiệu quả. Tìm hiểu về khái niệm này được xem là điều cần thiết cho doanh nghiệp trước khi bắt tay vào khởi nghiệp. Vậy, bạn đã biết mô hình kinh doanh là gi hay chưa? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Thế nào là mô hình kinh doanh?
Để có được một mô hình kinh doanh hiệu quả, phù hợp thì trước hết bạn cần phải hiểu về khái niệm của nó. Có thể hiểu đơn giản, mô hình kinh doanh là khuôn mẫu để công ty dựa vào đó tạo ra doanh thu, lợi nhuận. Mô hình kinh doanh thường sẽ chắt lọc tiềm năng của một công ty, tổ chức nhằm đưa nó vào khuôn khổ để dễ dàng đạt được thành công, vượt qua các thử thách khó khăn.
Với nhiều doanh nghiệp, mô hình kinh doanh còn là hướng đi đề ra để phát triển bền vững, lâu dài. Trong đó bao gồm: khách hàng mục tiêu, luồng doanh thu, giá trị cốt lõi, tài nguyên… Từ đó, các thành viên trong công ty sẽ có chung một suy nghĩ, mục đích và hành động để đi đến mục tiêu cuối cùng đó là giúp công ty ngày càng lớn mạnh.

Xem thêm: CTR là gì? Cách tăng CTR hiệu quả
Tầm quan trọng của mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh có vai trò rất quan trọng đối với công ty, doanh nghiệp mới thành lập. Lý do là vì nó xác định được vị trí mà công ty đang đứng, qua đó vạch ra những việc cần phải thực hiện để đạt được mục đích phát triển.
Không sai khi ví von rằng mô hình kinh doanh chính là DNA của doanh nghiệp và đem lại định hướng cho sự thành công. Và, không dễ dàng gì để công ty có được một mô hình kinh doanh phù hợp. Điều này đòi hỏi công ty, doanh nghiệp cần phải suy nghĩ sâu sắc và đưa ra những hoạch định đúng đắn. Không chỉ cần thiết cho những doanh nghiệp mới thành lập, mô hình kinh doanh cũng là điều doanh nghiệp phải tạo ra khi chuẩn bị tiến vào thị trường mới.
Mô hình kinh doanh còn rất hữu ích để đánh giá tiềm năng của một dòng sản phẩm mới hay chiến lược liên doanh. Khi đã tạo ra được một mô hình kinh doanh vững chắc, doanh nghiệp cần phải chịu trách nhiệm cho những gì họ làm, thời gian và tài nguyên họ sử dụng. Khi xây dựng mô hình kinh doanh, các nhà lãnh đạo cần phải suy nghĩ thấu đáo để hiểu rõ hơn về những gì quan trọng với khách hàng và trả lời được câu hỏi làm thế nào để cung cấp giá trị tốt nhất đến cho họ.

Thành phần chính của mô hình kinh doanh
Để giúp các công ty, doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo ra được một mô hình kinh doanh hiệu quả, bài viết sẽ cung cấp những thành phần chính bắt buộc phải có trong hầu hết các mô hình kinh doanh. Hiểu theo một cách khác, mô hình kinh doanh chính là cách nhanh nhất để nắm bắt và truyền đạt những yếu tố như khách hàng mục tiêu, thị trường, thách thức, cách thức bán sản phẩm… trong một công ty.
Các chi tiết thành phần có trong mô hình kinh doanh bạn cần nắm:
- Vấn đề: Mô hình kinh doanh cần phải chỉ ra được những vấn đề cụ thể mà khách hàng đang gặp phải để từ đó đưa ra giải pháp, hướng giải quyết hiệu quả.
- Giải pháp: Là cách các công ty dự định đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Tài nguyên chính: là tài sản vật chất, trí tuệ, con người và tài chính tại công ty.
- Phân khúc khách hàng: cần xác định khách hàng mục tiêu là ai?
- Đề xuất giá trị duy nhất: Lý giải được lý do thuyết phục vì sao khách hàng cần mua sản phẩm của công ty
- Cảnh quan cạnh tranh: khách hàng có thể sử dụng những lựa chọn thay thế nào?
- Lợi thế cạnh tranh: đặc điểm nổi bật trong mô hình kinh doanh của bạn mà không dễ dàng sao chép
- Kênh bán hàng: công ty sẽ tiếp cận khách hàng như thế nào, qua các kênh bán hàng gì như mạng xã hội, website, sàn thương mại điện tử…
- Luồng doanh thu: là cách mà công ty tạo thu nhập.
- Mô hình doanh thu: khuôn khổ cách tạo lợi nhuận của công ty.
- Đối tác chính: là những đối tác và nhà cung cấp thiết yếu cho doanh nghiệp của bạn
- Cấu trúc chi phí: chi phí của công ty là gì và điều đó sẽ ảnh hưởng đến giá cả như thế nào.
- Số liệu chính: cách công ty đo lường sự thành công.
Hầu hết mọi mô hình kinh doanh đều có những thành phần chi tiết kể trên. Tuy nhiên, tùy thuộc vào sự trưởng thành của công ty, sản phẩm, dịch vụ cung cấp mà mô hình tạo ra có thể thay đổi để có thể giải quyết các vấn đề mà công ty đang vướng mắc. Mục tiêu mà mô hình kinh doanh hướng đến đó chính là đưa ra tầm nhìn chiến lược, mạnh mẽ cùng những đánh giá khách quan để đối mặt với những thách thức, khó khăn trong tương lai.
5 bước tạo dựng mô hình kinh doanh hiệu quả
Như đã nói ở phần trên, không phải mọi mô hình kinh doanh đều giống nhau. Tùy theo điều kiện, loại hình sản phẩm mà các doanh nghiệp sẽ có mô hình kinh doanh riêng biệt. Tuy nhiên, nhìn chung hầu hết các mô hình đều được xây dựng dựa trên những bước cơ bản dưới đây:
Khảo sát và đánh giá nhu cầu khách hàng:
Đây là bước được xem là vô cùng quan trọng. Hãy khảo sát để biết đối tượng khách hàng mình đang nhắm đến là đâu? Nhu cầu và sự quan tâm của họ là gì? Từ đó, bạn sẽ phải nghĩ xem cần làm gì để thu hút khách hàng?
Giải đáp được những câu hỏi trên, có nghĩa là bạn đã thành công được bước đầu tiên. Từ đó, việc đưa ra ý tưởng, định hướng kinh doanh mới có thể phù hợp được.

Xem thêm: Digital marketing là gì? Những kiến thức cơ bản cần nắm
thực hiện
Xây dựng ý tưởng kinh doanh:
Sau khi đã xác định đối tượng khách hàng của mình là ai, điều tiếp theo doanh nghiệp cần làm đó là tạo ra những giá trị để đáp ứng nhu cầu của họ.
Hay nói một cách khác, bạn cần tạo ra các sản phẩm có chất lượng, giá cả phải chăng, mẫu mã đẹp mắt. Đặc biệt, sản phẩm/dịch vụ cần phải độc đáo, luôn đổi mới. Hãy làm cho khách hàng cảm nhận được sản phẩm hay dịch vụ họ sử dụng xứng đáng với số tiền họ bỏ ra.
Hoạch định chi phí phù hợp cho khâu sản xuất:
Đây là điều vô cùng quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải tính toán. Để xây dựng được một mô hình doanh thành công, cần hoạch định chi phí phù hợp như làm sao để có được sản phẩm chất lượng với chi phí thấp nhất. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ đạt được lợi nhuận cao.
Để làm được điều này, cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, tập trung sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó, cần tìm nguồn nguyên liệu chất lượng, giá tốt. Tuyển nhân viên thành thạo công việc, có tinh thần trách nhiệm cũng là điều doanh nghiệp cần làm. Một lưu ý quan trọng bạn cần nắm đó là hãy giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất để đảm bảo sản phẩm khi làm ra đạt tiêu chuẩn chất lượng với chi phí thấp.
Hoạch định chiến lược sản phẩm:
Bước tiếp theo trong quá trình xây dựng mô hình kinh doanh cho các doanh nghiệp đó là hoạch định chiến lược đưa sản phẩm tới với khách hàng.
Hãy đề ra những chiến dịch marketing như quảng cáo bằng tờ rơi, tổ chức sự kiện, triển lãm…Sau đó, hãy lắng nghe phản hồi của khách hàng để hoàn thiện sản phẩm một cách tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể xây dựng các kênh phân phối khác như mở đại lý, cửa hàng… để mang sản phẩm đến tay khách hàng một cách nhanh nhất.
Hoàn thiện mô hình kinh doanh, tiến hành thực hiện:
Bước cuối cùng để hoàn thiện mô hình kinh doanh đó là bắt tay vào chuẩn bị vốn đầu tư, nguồn nhân lực và tiến hành xây dựng cơ sở vật chất. Doanh nghiệp của bạn có thể liên kết với những đối tác tiềm năng để phát triển bền vững và lâu dài.
Gợi ý 3 mô hình kinh doanh nhỏ, hiệu quả
Thời gian gần đây, khởi nghiệp theo mô hình kinh doanh nhỏ đang rất được ưa chuộng. Không phải huy động quá nhiều vốn, bạn vẫn có thể bắt đầu khởi nghiệp với những ý tưởng kinh doanh độc đáo, đem lại lợi nhuận cao. Dưới đây là một vài mô hình kinh doanh nhỏ với số vốn ít dành cho những ai đang muốn khởi nghiệp tham khảo.
Mô hình kinh doanh nhỏ với đồ handmade
Đồ handmade được xem là món đồ được nhiều đối tượng yêu thích. Mô hình kinh doanh đồ handmade đang được yêu thích bởi sự độc đáo. Bên cạnh đó, giá thành của đồ handmade không quá cao sẽ giúp bạn thu về nguồn lợi không hề nhỏ.
Với sự nhỏ nhắn, xinh xắn và độc đáo, những món đồ handmade chắc chắn sẽ rất phù hợp để các bạn trẻ khởi nghiệp kinh doanh. Với mặt hàng này, bạn có thể tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng, thay vào đó hãy tận dụng mạng xã hội để quảng bá sản phẩm đến rộng rãi với khách hàng hơn.
Kinh doanh nông sản sạch
Khi chất lượng cuộc sống tăng cao, người ta thường hướng đến những bữa ăn chất lượng từ hình thức cho tới nguồn gốc thực phẩm. Thông tin về các thực phẩm bẩn, phun thuốc trừ sâu tràn lan trên các phương tiện truyền thông chính là lý do để những mô hình kinh doanh nông sản sạch ra đời và trở thành xu hướng tìm kiếm của người dùng.
Điều quan trọng trong mô hình kinh doanh nông sản sạch đó chính là nguồn hàng. Bạn cần đảm bảo về nguồn gốc khu trồng rau sạch để mang lại chất lượng, sự tin tưởng cho khách hàng của mình. Phương pháp phù hợp và hiệu quả tốt nhất đó là tìm một địa chỉ, khu nông sản cung cấp thực phẩm sạch và hợp tác lâu dài.
Khác với kinh doanh đồ handmade, kinh doanh nông sản sạch cần phải có mặt bằng phù hợp với số vốn bạn bỏ ra. Điều mấu chốt đó là hãy chọn mặt bằng ở những nơi đông dân cư để tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn. Nhu cầu về lương thực, thực phẩm luôn thiết yếu đối với mọi người, chính vì thế, sẽ không quá khó khăn để tiêu thụ. Để thành công, bạn chỉ cần chứng minh cho khách hàng thấy rằng sản phẩm thực sự chất lượng và đưa ra chiến lược hợp lý nhất.
Kinh doanh hàng order
Một mô hình kinh doanh được các bạn trẻ rất ưa chuộng hiện nay đó là hàng order. Người mua có thể chọn sản phẩm mình thích và được giao hàng tận nơi mà không cần tốn thời gian đi lại. Người bán chỉ cần có được nguồn hàng chất lượng, giá tốt và mang lại chất lượng dịch vụ hoàn hảo là đã có thể khiến khách hàng của mình hài lòng và tin tưởng ủng hộ lâu dài.
Với mô hình kinh doanh này, bạn có thể chọn đa dạng các mặt hàng như quần áo, đồ gia dụng…
Trên đây là tất tần tật những điều cần biết về mô hình kinh doanh. Một doanh nghiệp mới khởi nghiệp chắc chắn sẽ phải có một mô hình kinh doanh cụ thể để làm định hướng phát triển sau này. Hy vọng rằng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp cho công ty, doanh nghiệp của bạn đạt được doanh số đáng mơ ước và có thể vượt qua mọi thách thức trên thương trường.