Pagination là gì? 9 cách tối ưu Pagination hiệu quả cho website

Pagination là gì?

Pagination là gì
Pagination là gì

Pagination hay phân trang, là quá trình kết nối các trang có nội dung tương tự nhau, gần giống nhau thành một chuỗi các trang. Hoặc một nội dung nhưng được chia nhỏ thành nhiều trang riêng lẻ nhau nhằm hướng tới mục đích là để tăng trải nghiệm của người dùng tốt hơn.

Phân trang với hai thuộc tính là rel = “next” và rel = “prev” nhằm kết nối nhiều trang lại với nhau, lưu ý trang root đầu tiên không có thuộc tính “rel=prev”, và trang sau cùng không có thuộc tính “rel=next”.

Các loại trang web thường sử dụng phân trang:

  • Blog
  • Diễn đàn
  • Nhà xuất bản Tin tức
  • Thương mại điện tử

Ví dụ về Pagination:

Ví dụ điển hình cho việc sử dụng Pagination là các Tools tìm kiếm của Google. Có thể thấy, danh sách kết quả được hiển thị thành nhiều Site khác nhau. Nếu người dùng vẫn chưa tìm được thông tin cần thiết thì, có thể xem tiếp những trang phía sau 2, 3,4… Cách phân chia này giúp người dùng dễ dàng sử dụng và dễ quan sát nội dung trên một website hơn.

Ví dụ về Pagination
Ví dụ về Pagination

Xem thêm: Thẻ Hreflang là gì?

Lợi ích của Pagination

  • Pagination giúp tăng trải nghiệm người dùng

Khi quá nhiều thông tin được hiển thị trên một trang có thể làm người dùng bị quá tải, khó tiếp nhận hết thông tin trên trang. Sử dụng Pagination (phân trang) để chia nhỏ thông tin sẽ giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn trên trang web của bạn. Ngoài ra, nó còn giúp quản trị viên trang web quản lý thông tin dễ dàng, hiệu quả hơn.

Ví dụ, với các trang thương mại điện tử sẽ hiển thị hình ảnh và giá cả của sản phẩm trên trang chủ. Nếu người dùng muốn biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, họ có thể nhấp vào hình ảnh hoặc giá đã được gắn Call-To-Action sẽ được chuyển hướng đến trang mới để biết thêm thông tin. Phân trang  giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin mà họ đang tìm kiếm.

  • Pagination giúp điều hướng dễ dàng hơn

Pagination giúp điều hướng dễ dàng hơn
Pagination giúp điều hướng dễ dàng hơn

Pagination vẫn hỗ trợ điều hướng ngay cả khi không có Call-to-Action. Khi người dùng xem vào đến site cuối hay đã tìm thấy các mục trong danh mục cụ thể. Điều này cho thấy người dùng mong muốn xem được nhiều kết quả hơn nữa.

Sử dụng đánh số page cho web, người quản trị sẽ quyết định số trang mà người dùng có thể xem được. Nhờ vào việc đánh số trang mà người dùng biết rõ được độ lớn của thông tin trên trang. Một tập tin thông tin trên trang càng nhiều sẽ càng thu hút được người dùng vì độ đa dạng, phong phú của nó.

Pagination sẽ tiến hành phân bổ nội dung hợp lý trên website giúp việc điều hướng người dùng đơn giản, dễ dàng hơn. Nhưng việc sử dụng call-to-action vẫn là cách tốt nhất để điều hướng người dùng.

Pagination ảnh hưởng đến SEO như thế nào?

Với các SEOer chắc hẳn đã nghe qua việc phân trang có thể gây ảnh hưởng xấu đến SEO. Tuy nhiên trên thực tế, trong đa số các trường hợp là do lỗi xử lý phân trang không chính xác, chứ không phải do sự tồn tại của chính phân trang.

Dưới đây là một số lỗi thường gặp phải trong phân trang và cách khắc phục các vấn đề SEO có thể gây ra.

  • Phân trang gây ra nội dung trùng lặp

Khi Pagination HTML để có thể tránh trùng lặp, ví dụ như: Site sản phẩm trong web thương mại điện tử cũng sẽ có cấu trúc và chủ đề tương tự nhau, chỉ khác nhau ở một số chi tiết đặc trưng trong từng sản phẩm.

Chúng có rất nhiều điểm tương tự khi thực hiện SEO Onpage, ví dụ như: thẻ Meta, H1, có chứa văn bản chứa kết nối, Call-to-Action và tiêu đề.

Điều này khiến Bot Google không nhận biết những page có chủ đề tương tự có thực sự thể hiện các sản phẩm khác nhau hay không. Do đó, chúng có thể lựa chọn truy cập dữ liệu ở một số page và bỏ qua số site nhất định. Trường hợp xấu nhất là Bot sẽ đánh dấu website của bạn bị trùng lặp nội dung.

  • Phân trang ảnh hưởng tới Ngân sách thu thập thông tin (Crawl budget)

Phân trang ảnh hưởng tới Ngân sách thu thập thông tin (Crawl budget)
Phân trang ảnh hưởng tới Ngân sách thu thập thông tin (Crawl budget)

Đối với các trang web có nhiều trang, trình thu thập thông tin của bot phải xác định nội dung bạn cần thu thập trên trên trang web, tần suất bạn cần thu thập dữ liệu và các tài nguyên mà máy chủ của trang web có thể phân bổ cho quá trình thu thập thông tin. Xuất hiện khái niệm Ngân sách thu thập thông tin 

Khi trang web có lượng lớn dữ liệu, các bot của công cụ tìm kiếm cần sử dụng ngân sách thu thập thông tin của chúng một cách khôn ngoan. Họ cần chọn nội dung và tần suất để thu thập thông tin. Điều này dẫn đến một số nội dung của bạn sẽ không được thu thập thông tin hoặc lập chỉ mục. 

Hoặc trường hợp ngân sách thu thập thông tin sẽ được chi tiêu trên các trang mà phân trang hướng đến và các trang quan trọng khác thì sẽ không bao giờ được thu thập thông tin hoặc lập chỉ mục.

Vậy giải pháp là gì?

Sau khi thực hiện phân trang trên website của mình, bạn cần ưu tiên các trang quan trọng nhất trên trang chủ của mình hoặc trên trang đầu tiên của phân trang. Bằng cách này, ngân sách thu thập thông tin sẽ được chi tiêu cho nội dung tốt nhất của bạn. 

Xem thêm: Duplicate Content là gì?

  • Phân trang có thể tạo ra nội dung ‘mỏng’ (Thin Content)

Phân trang có thể tạo ra nội dung 'mỏng' (Thin Content)
Phân trang có thể tạo ra nội dung ‘mỏng’ (Thin Content)

Có những trường hợp việc sử dụng phân trang có thể dẫn đến việc tạo ra nội dung ‘mỏng’. Điểu này có nghĩa là việc cung cấp nội dung trên mỗi trang là quá ít, sơ sai mang lại ít giá trị cho người dùng. 

Nếu bạn chia nội dung thành nhiều chủ đề và trình bày trên nhiều trang cũng có nghĩa mỗi trang sẽ có ít nội dung hơn. Các bot của Google sẽ không xếp hạng nội dung mỏng. Họ muốn nội dung có giá trị đối với người dùng và đáp ứng ý định của người dùng.

Nếu như bạn chia Content thành nhiều loại và trình bày ở trên nhiều Page khác nhau thì từng Page cũng sẽ chứa ít hơn. Các bot của Google sẽ không xếp hạng Thin Content. Thay vào đó, Goole sẽ đánh giá cao thêm các kiến thức mà bạn mang lại giá trị cho người dùng và nó giải đáp những truy vấn của người dùng với việc Pagination sẽ tốt hơn.

  • Phân trang làm “loãng” các tín hiệu xếp hạng

Phân trang có thể làm cho tín hiệu xếp hạng của trang web trở nên yếu hơn, ví dụ điển hình ở đây là liên kết ngược. 

Khi các trang web có thẩm quyền cao liên kết đến trang web của bạn, điều này có nghĩa website của bạn được các trang web khác đánh giá cao. Và các trang web như vậy sẽ chuyển quyền hạn của họ đến trang web của bạn. Tuy nhiên, nếu trang web của bạn sử dụng tính năng phân trang thì quyền này sẽ bị phân chia giữa các trang và sự nhín nhiệm trở nên bị ‘loãng’.

Có thể giảm thiểu điều này bằng cách chỉ sử dụng phân trang trong trường hợp phương pháp tiếp cận nội dung một trang sẽ dẫn đến trải nghiệm người dùng kém (chẳng hạn như trang thư mục thương mại điện tử). Đối với các trang như vậy, bạn hãy thêm càng nhiều mục càng tốt. Điều này sẽ không làm chậm trang đáng kể và giảm số lượng trang được phân trang.

9 cách tối ưu Pagination tốt cho SEO

Mẹo 1: Kiểm tra Pagination hiện tại trên Website

Để kiểm tra Pagination HTML trên Website, bạn có thể sử dụng nhiều loại Tools khác nhau:

Kiểm tra yếu tố để biết sự giống nhau giữa các trang được Pagination.

Bạn kích chuột phải để truy cập vào mục Kiểm tra yếu tố để kiểm tra Pagination. Tiếp theo, nhấn tổ hợp phím “CTRL F” và nhập “Canonical”. Thẻ rel=”canonical” href=”the url” của Page hiện tại sẽ hiện ra.

Những công cụ sử dụng để kiểm tra Pagination có được Index không?

Báo cáo trạng thái Index sẽ hiển thị những site đã Pagination đang được Google index.

Những công cụ để kiểm tra phân trang đang cạnh tranh cùng với một từ khóa giống nhau. Điều quan trọng đó là bot Google hiểu rằng trang đã Pagination đều liên quan từ khóa cụ thể. Những công cụ này sẽ thông báo cho Bot về nhiều site có liên quan nhau. Trong các công cụ đắc lực bạn nên tham khảo đó là Datametrics.

Sau khi nhận dữ liệu về tình trạng Pagination là gì trên trang web bạn,  hãy nhanh chóng khắc phục các vấn đề đã xác định này. Trước khi tìm cách triển khai Pagination HTML trên website của mình đúng cách, hãy tìm hiểu các tác động thông báo Google.

Nếu như Google vẫn hỗ trợ thẻ rel=“prev/next”. Thì vấn đề đã được xác định khi triển khai Pagination là gì và SEO. Giải quyết dễ dàng bằng cách dùng thẻ Noindex, thẻ Meta và thẻ Canonical để sửa chữa yếu tố trong SEO Onpage.

Việc Google ngừng sử dụng thẻ rel=“next/prev” dẫn đến việc Google đánh giá Site đã được Pagination là từ các Page độc lập, không liên quan đến nhau. Google có thể tự xác định site có liên quan đến nhau. Thậm chí ngay cả khi bạn không sử dụng các lệnh như là thẻ Noindex và thẻ Canonical trên Website mình.

Tuy nhiên, nếu như bạn đang triển khai Pagination HTML trên website thì cũng không nhất thiết phải bỏ đi. Chẳng hạn như là web thương mại điện tử, web tin tức sẽ không có bất kỳ sự lựa chọn nào ngoài việc tiếp tục thực hiện Pagination. Dưới đây là những bước để thực hiện Pagination là gì một cách hiệu quả.

Thẻ rel=”canonical” href=”the url” của page hiện tại
Thẻ rel=”canonical” href=”the url” của page hiện tại

Mẹo 2: Nội dung được phân trang phải Unique và liên quan nhau

Bot tìm kiếm của Google sẽ thu thập nội dung từ nhiều page khác nhau. Sau đó sẽ lựa chọn một site chuẩn nhất đã Pagination. Vì thế, cần phải chắc chắn những trang được Pagination đang có Content Unique và có liên quan, thực sự hữu ích với người dùng. Điều này có nghĩa là ngay cả khi những sản phẩm thuộc cùng một danh mục thì mô tả trên từng page của sản phẩm cũng phải khác nhau.

Mẹo 3: Dùng những từ khóa một cách thông minh

Để có thể kết nối ngược lại với site cấp cao thì các website nên sử dụng từ khóa trong các văn bản có chứa liên kết (Anchor Text). Tốt hơn hết là sử dụng từ khóa phụ khác nhau và có liên quan đến từ khóa chính để tránh việc “tự giết chết” từ khóa chính mình. 

Bởi page đã Pagination cũng đang cạnh tranh nhau cho cùng một từ khóa. Khi website có một vài site đang có thứ hạng thấp thì website của bạn cũng bị tụt hạng trên kết quả của Google. 

Mẹo 4: Sắp xếp những mục theo thứ tự ưu tiên

Các mục trên site được Pagination HTML nên được sắp xếp dựa trên mức độ ưu tiên của chúng. Việc này sẽ giúp người dùng dễ dàng tìm thấy nhiều content phổ biến nhất. Page đã Pagination chứa content phù hợp nhất sẽ chứa một vài liên kết để có thể trỏ về site đích, do đó bạn cần nắm rõ các cấu trúc của mình. Bạn cũng có thể sử dụng đường dẫn Breadcrumb (đường dẫn Anchor Text được phân cấp, đặt ở đầu) để dễ dàng điều khiển hơn.

Mẹo 5: Dùng URL Parameter cho các trang được phân trang

URL Parameter (chuỗi truy vấn) sử dụng khi một Content được hiển thị trên nhiều URL khác nhau. Mục đích là để thông báo cho Google biết chúng cần được thu thập dữ liệu trên website bạn. 

Ví dụ như là những liên kết từ danh mục của Oscar Hunt Shoe dưới đây:

  • https://www.oscarhunt.com.au/accessories
  • https://www.oscarhunt.com.au/accessories/shoes
  • https://www.oscarhunt.com.au/accessories/shoes/oxford-toe-cap-black1

URL đầu tiên chính là Site Accessories đã Pagination – đây là page hiển thị tất cả phụ kiện đang bày bán của cửa hàng.

2 URL cuối là site thông tin về chi tiết sản phẩm. Google hiểu 2 page riêng biệt này đang có liên quan đến nhau, bởi chúng đều sử dụng chung một URL Parameter.

Xem thêm: Tuyệt chiêu tối ưu UX 

Mẹo 6: Dùng thẻ Rel = Canonical

Dùng thẻ Rel = Canonical
Dùng thẻ Rel = Canonical

Mặc dù kỹ thuật Pagination HTML cũ nhưng lại rất quan trọng, đặc biệt là đối với Internal Link (liên kết nội bộ). Internal Link giúp cho Bot Google dễ dàng tìm ra site đã được Pagination hơn. Do đó, bạn nên sử dụng Anchor Text để liên kết đến site đã được phân trang Pagination. Ngoài ra, các bạn cũng nên sử dụng liên kết Canonical.

Bạn nên tạo thêm page “Xem tất cả” (page này sẽ chứa tất cả sản phẩm đã được Pagination theo từng danh mục cụ thể hoặc chứa các thông tin trên website). Sau đó, đặt thẻ Canonical trên tất cả mà đã Pagination điều hướng đến. Lưu ý nên đặt thẻ Canonical ở trên URL Pagination “Xem tất cả”.

Thêm thẻ canonical vào URL như sau: <link rel = ”canonical” href = ”https://yoursite.com/products/view-all.html”>

Thẻ Canonical giúp cho Bot công cụ tìm kiếm nhận biết những Page đã phân trang( Pagination) là một phần trang “Xem tất cả”, chứ không phải là các Pagination có content trùng lặp nhau.

Do đó, điều quan trọng nhất chính là tốc độ khi tải trang “Xem tất cả” phải nhanh chóng. Nếu số lượng sản phẩm quá nhiều, vậy nên Pagination chúng thành nhiều danh mục khác nhau. Phải đảm bảo là những liên kết mà bạn thêm vào site được Pagination HTML đều đạt tiêu chuẩn để có thể thu thập dữ liệu.

Mẹo 7: Nắm bắt cấu trúc liên kết của bạn

Như đề cập ở trên, Pagination có thể làm “loãng” các tín hiệu xếp hạng. 

Ví dụ như là Backlink. Những liên kết này không thể chia sẻ cho nhau giá trị từ site khi liên kết đến. Do đó, phải thiết kế cấu trúc được liên kết không quá sâu. Cần giảm số lượng liên kết từ page đích đã Pagination tới page đã phân trang cụ thể.

Khi đó, giá trị từ page được liên kết đến sẽ tự động chuyển qua cho trang được phân trang (Pagination) và giúp chúng có cơ hội xếp hạng cao.

Mẹo 8: Điều chỉnh Facet Navigation (điều hướng nhiều chiều)

Một số website có thể thiết kế thêm bộ lọc để hiển thị tùy chọn có liên quan cho người dùng. Cách này gọi là điều hướng với nhiều chiều. Bộ lọc này tạo ra các URL mới và duy nhất dựa trên thông số sử dụng để lọc. Do đó, có thể tạo ra vô số URL bạn có thể thu thập và Index. Từ đó dẫn đến tình trạng trùng nội dung. Vì vậy, bạn cần phải phân trang Pagination điều hướng nhiều chiều.

Một trong các cách để sửa điều hướng nhiều chiều là sử dụng AJAX – Bộ công cụ cho phép Load dữ liệu từ các Server mà không cần Reload lại Page. Công cụ này có thể ngăn cản việc tạo ra các URL mới từ bộ lọc mà người dùng lựa chọn.

Điều chỉnh Facet Navigation (điều hướng nhiều chiều)
Điều chỉnh Facet Navigation (điều hướng nhiều chiều)

Mẹo 9: Thiết kế những trang được phân trang theo tiêu chuẩn

Đây có lẽ là điều khó thực hiện nhất và cũng gây ra nhiều bất cập. Do Page được Pagination thường sẽ nằm sâu hơn trong cấu trúc liên kết và không phải tất cả chúng đều index.

Lời kết:

Trên đây là một số chia sẻ liên quan đến Pagintion (phân trang) mà ddi.vn muốn chia sẻ cùng các bạn. Có thể thấy phân trang rất hữu ích trong việc chia tập dữ liệu lớn thành các phần nhỏ để hỗ trợ việc hiển thị và quản lý dễ dàng hơn. Tuy nhiên, để triển khai Pagination cần phải nắm được cách thức hoạt động thì mới hiệu quả như mong muốn, giúp bạn được công cụ tìm kiếm đánh giá cao website, cũng như làm tăng trải nghiệm cho người dùng. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *