ROI là gì? Cách tính ROI trong SEO, Digital Marketing

ROI là chỉ số tài chính thường xuất hiện trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh hoặc marketing. Dựa vào chỉ số ROI, doanh nghiệp đề xuất những chiến lược đầu tư rõ ràng, đúng phương hướng và sau đó là đo lường kết quả. Hiểu một cách đơn giản, ROI là số tiền mà bạn nhận lại so với số tiền mà bạn bỏ ra đầu tư

Vậy chỉ số ROI là gì? Chỉ số này mang lại ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp? Cách tính chỉ số này ra sao? Hãy cùng với DDI tìm hiểu thông qua bài viết này sau đây nhé!

ROI là gì?
ROI là gì?

ROI là gì?

ROI là viết tắt của Return On Investment, tạm dịch là Tỷ lệ lợi nhuận thu được so với tổng chi phí mà bạn đang đầu tư. Là một thước đo hiệu suất dùng để nhận xét hiệu quả của một khoản đầu tư hoặc so sánh đạt kết quả tốt của một vài khoản đầu tư khác nhau. 

Thuật ngữ ROI được sử dụng phổ biến trong Marketing, nhất là trong SEO và Content Marketing.

Ví dụ: nếu chỉ số ROI là 2:1 (đơn vị đô) thì mỗi 1 đô doanh nghiệp chi ra sẽ mang lại 2 đô doanh thu.

Việc hiểu đúng bản chất cũng như ý nghĩa của ROI, là một trong các điều kiện cơ bản giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả số vốn bỏ ra để đầu tư, cho các chi phí như quảng cáo, chạy adwords, chi phí marketing online khác.

Ý nghĩa của chỉ số ROI

Xem thêm: Landing Page là gì

Ý nghĩa của chỉ số ROI
Ý nghĩa của chỉ số ROI

Chỉ số ROI giúp cho các doanh nghiệp nhận biết được tầm quan trọng của marketing online hay nói chính xác nhất là marketing online. 

  • Dựa vào chỉ số ROI, doanh nghiệp có thể nhận ra được hiệu quả của việc đầu tư và sử dụng nguồn vốn đề chi trả các chi phí liên quan. Giúp doanh nghiệp biết được mình đã đi đúng hướng hay chưa, việc bỏ ra chi phí đầu tư có thu về nguồn lợi nhuận tích cực hay không. Nếu chỉ số ROI cao thì chứng tỏ doanh nghiệp đã đi đúng hướng
  • Dựa vào chỉ số ROI giúp doanh nghiệp xây dựng các chiến lược đầu tư rõ ràng, đầu tư chuẩn và đúng phương hướng.
  • Dựa vào chỉ số ROI, các nhà đầu tư cũng có thể dễ dàng tự tính toán và đưa ra được cái nhìn tổng quan nhất cho các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Ngoài ra, chỉ số ROI hiển thị ở dưới dạng tỉ lệ phần trăm cũng giúp các nhà đầu tư có thể so sánh một cách tương đối qua các năm và nhận được những tín hiệu tích cực.

Công thức tính ROI là gì?

Công thức tính ROI
Công thức tính ROI

Xem thêm: SWOT là gì

Chỉ số ROI được tính toán khá đơn đơn giản theo công thức sau:

ROI = (Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư ) x 100%

Trong đó:

Lợi nhuận ròng (Lợi nhuận sau thuế) = Doanh thu dự kiến – Chi phí đầu tư.

  • Doanh thu dự kiến: Để tính toán doanh thu dự kiến một cách chuẩn xác chúng ta có nhiều cách khác nhau. Có thể được tính bằng công thức sau:

Doanh thu dự kiến =  (Số lượng hàng bán x Giá vốn hàng bán) x %Lợi nhuận kỳ vọng

  • Chi phí đầu tư: Là tổng tất cả những loại chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra dùng cho hoạt động kinh doanh của mình. Bao gồm các chi phí mặt bằng, chi phí cho trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, nhân sự, máy móc, các loại thuế, chi phí điện nước, …

Ví dụ cách tính ROI cho trường hợp cụ thể:

Ví dụ bạn thuê lại một căn nhà có 10 phòng với giá thuê 60 triệu đồng/tháng (chi phí cố định), nếu khai thác hết công suất thì các loại chi phí khác rơi vào khoảng 10 triệu đồng/ tháng.

  • Nếu áp dụng tỷ lệ kín phòng 66% thì tổng chi phí = 60 + (10 x 66%) = xấp xỉ 67 triệu đồng/tháng. Vậy trong một năm sẽ tương ứng với 804 triệu tiền chi phí đầu tư.
  • Với mức giá thuê phòng trung bình trên là 500.000 đồng/đêm thì doanh thu dự kiến = 500 x 10 x 20 = 100 triệu đồng/tháng. Và doanh thu dự kiến tương ứng với một năm là 1,2 tỷ.
  • Lợi nhuận ròng = Doanh thu – Chi phí = 1,2 tỷ – 804 triệu = 396 triệu đồng/năm
  • Tỷ suất hoàn vốn: 

ROI = (Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư) x 100% = (396/804) x 100% = 49%

Với chỉ số ROI bằng 49%,  nghĩa là mỗi 1 đồng đầu tư bạn sẽ có thêm 0,49 đồng

Đo đạc chỉ số ROI bằng cách nào?

  • Theo dõi khả năng chuyển đổi

Việc biết tỷ lệ chuyển đổi sẽ giúp bạn biết rõ khả năng và lợi nhuận thu được theo từng thời điểm. Nếu bạn sử dụng Adwords và muốn đo lường ROI, thì bạn cần phải theo dõi tỷ lệ chuyển đổi, việc này giúp bạn xác định được lợi nhuận trên mỗi từ khóa, giá thầu thấp hay cao, và từ đó xác định ROI chính xác. Từ đó cũng cũng kịp thời đưa ra các hướng xử lý khi gặp vấn đề.

  • Theo dõi chi tiết các khoản chi

Việc theo dõi và ghi chép lại các khoản chi phí một cách rõ ràng và cụ thể theo từng ngày, từng tháng sẽ giúp việc tính toán chỉ số ROI chính xác hơn. Qua đó, bạn sẽ biết được mình đang gặp vấn đề ở đâu, vướng mắc chỗ nào để có hướng xử lý phù hợp.

Theo dõi chi tiết các khoản chi
Theo dõi chi tiết các khoản chi
  • Phân biệt rõ ràng giữa doanh thu và lợi nhuận

Bạn cần phân biệt rõ ràng giữa hai định nghĩa doanh thu và lợi nhuận. Trường hợp doanh thu mang lại là rất cao nhưng do chi phí bỏ ra lại quá lớn nên gần như trường hợp này là không có lợi nhuận. Do đó, bạn phải phân biệt rạch ròi giữa hai chỉ số Doanh thu – Lợi nhuận bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự chính xác khi tính toán ROI.

Chỉ số ROI thường chỉ mang ý nghĩa đối với các hình thức đầu tư ngắn hạn, với trường hợp đầu tư dài hạn thì chỉ số này lại hầu như không quan trọng. Vì vậy, nhà quản lý  không nên chỉ dựa vào ROI, mà còn cần so sánh những chỉ tiêu khác để đưa ra được kết luận về hiệu quả đầu tư.

Ưu điểm – Nhược điểm khi sử dụng chỉ ROI

Xem thêm: Infusionsoft

Ưu điểm:

  • Chỉ số ROI giúp bạn nhận ra tầm quan trọng của các công cụ Marketing, đặc biệt là SEO.
  • Mang tính chất rõ ràng, thể hiện cụ thể tác động tích cực/tiêu cực của việc đầu tư.
  • Mang lại hiệu quả tích cực trong các đầu tư ngắn hạn.
  • Mang đến một cái nhìn tổng quan hơn cho nhà đầu tư.
  • Dễ dàng so sánh các chỉ số.
  • Công thức tính ROi rất dễ áp dụng, không quá đòi hỏi người tính toán phải am hiểu lĩnh vực tài chính.

Nhược điểm

  • Các chỉ số ROI không thể hiện tầm nhìn dài hạn. Do các chiến lược dài hạn thường có thời gian thu hồi vốn lâu dẫn đến sự sai lệch giữa tính toán và thực tế. 
  • Việc sử dụng chỉ số ROI để so sánh mức độ hiệu giữa các dự án chỉ mang tính chất tương đối.
  • Không thể hiện được nguyên nhân tại sao chỉ số ROI thấp/cao.
  • Cần các công cụ (tools) phụ trợ đi kèm để hiệu quả hơn.
  • Việc đưa ra quyết định đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải tham khảo nhiều chỉ số quan trọng khác, như NPV, IRR hay tỷ lệ hoàn vốn (PP). ROI chỉ đóng vai trò là một số liệu tham khảo khi ra quyết định đầu tư.

Cách tối ưu chỉ số ROI trong content marketing

  • Xác định mục tiêu cần đạt được

Một chiến lược Content tốt và đem lại hiệu quả tối ưu cao khi nó đi theo những mong muốn của khách hàng, đưa đến khách hàng những thông tin tốt nhất. Căn cứ về mục tiêu cần đạt được của doanh thu bán hàng và sử dụng các tỷ lệ chuyển đổi từng giai đoạn, bạn sẽ đặt ra được mục tiêu traffic cho chiến lược đang đề ra của doanh nghiệp.

  • Xây dựng Content chuẩn, mang đúng giá trị

Khi đã xác định rõ ràng được mục tiêu sẽ giúp bạn tập trung và phân bổ nội dung phù hợp cho từng giai đoạn. Từ đó, xây dựng những content chuyên nghiệp để thu hút khách hàng theo từng thời điểm ứng với những mục tiêu khác nhau. Nội dung content cần phải có tính hướng dẫn, phân tích một cách chi tiết, bổ sung lượng kiến thức mới và chuyên sâu có giá trị cho người dùng.

  • Chọn kênh chia sẻ và phân phối phù hợp

Hiện này có rất nhiều kênh phân phối khác nhau, như Facebook, YouTube, Instagram, tik tok, twitter,… Lời khuyên là bạn nên tập trung vào tối đa 3 kênh để thu hút lượng truy cập cho website. Bạn có thể sử dụng Google analytics để giúp việc lựa chọn kênh phân phối hiệu quả.

  • Sẵn sàng thử nghiệm

Bạn nên thử nghiệm bất kỳ ý tưởng nào xuất hiện trên thị trường. Bắt đầu nhỏ với nhiều chiến thuật thử nghiệm và đo lường ROI trong một khoảng thời gian ngắn để kiểm tra xem một khoản đầu tư có đáng để mở rộng hay không.

Càng thực hành nhiều về ROI sẽ giúp việv đưa ra quyết định của bạn sẽ càng tinh tế và chính xác hơn. 

Tại sao chỉ số ROI 5:1 là chỉ số tốt 

Tại sao chỉ số ROI 5:1 là chỉ số tốt 
Tại sao chỉ số ROI 5:1 là chỉ số tốt

Xem thêm: Affiliate Marketing

Sau mỗi chiến dịch, để hoàn vốn thì bạn cần phải có doanh thu đủ để sản xuất hàng hóa và thực hiện các hoạt động tiếp thị cho nó. Nhưng mục đích của mọi doanh nghiệp là lợi nhuận chứ không phải hoàn vốn!

Chỉ số ROI 2:1 có phải là chỉ số cao hay chưa?

Chỉ số ROI 2:1 chắc chắn sẽ không giúp cho doanh nghiệp sinh lời, vì chi phí sản xuất hàng bán thường đã chiếm tới 50% giá bán của sản phẩm. 

Ví dụ, doanh nghiệp bỏ ra $100 cho hoạt động marketing và thu về $200. Riêng $100 doanh thu phải dùng để bù vào chi phí sản xuất hàng hóa thuần, vậy lợi nhuận ở đây là 0.

Điều đó có nghĩa, doanh nghiệp có chỉ số ROI 2:1 chỉ đủ để hoàn vốn, chứ chưa sinh ra bất kỳ đồng lợi nhuận nào.

  • Với các doanh nghiệp có giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng thấp hơn 50% giá bán sản phẩm, thì họ không nhất thiết phải đẩy mạnh các hoạt động marketing để lượng sales cao hơn. Trong trường hợp này, chỉ số ROI của doanh nghiệp chắc chắn sẽ thấp.
  • Với các doanh nghiệp có giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao hơn 50% giá bán sản phẩm, yêu cầu chiến marketing phải hiệu quả hơn nữa để bù đắp cho chi phí sản xuất hàng hóa cao. Nên chỉ số ROI của họ chắc chắn sẽ phải cao.

Trên thực tên, chỉ số ROI lý tưởng giúp doanh nghiệp có tăng trưởng lâu bền sẽ rơi vào khoảng 5:1 (hoặc cao hơn). Việc chỉ số đó cao hơn hay thấp hơn 5:1 phụ thuộc nhiều vào chi phí sản xuất hàng hóa thuần và chiến lược marketing của doanh nghiệp.

Tại sao ROI của quảng cáo không đơn giản đối với các doanh nghiệp

Tại sao ROI của quảng cáo không đơn giản đối với các doanh nghiệp
Tại sao ROI của quảng cáo không đơn giản đối với các doanh nghiệp

Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi và đo lường các chỉ số liên quan của từng chiến dịch. Qua đó nhận biết được chiến dịch nào đem lại hiệu quả tối ưu nhất và sau đó là phát triển nó hơn nữa.

Nhìn qua thì có vẻ khá đơn giản, tuy nhiên sẽ có những yếu tố khác khó định lượng hơn về hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo. Đó là:

  • Nhận thức về thương hiệu

Việc đầu tư vào quảng cáo không chỉ tốt cho việc bán hàng và thu lợi nhuận trực tiếp từ khách hàng. Mà còn giúp khách hàng tăng nhận thức và uy tín thương hiệu của công ty.

Giá trị này thường khó định lượng bởi việc nhận thức thương hiệu còn có thể biểu hiện dưới dạng giới thiệu cho bạn bè. Khiến doanh nghiệp của bạn cảm thấy an tâm khi khách hàng tiềm năng đang cần sản phẩm hay dịch vụ của công ty bạn.

  • Giá trị trọn đời của khách hàng

Khi bạn suy nghĩ về việc tìm một khách hàng mới, bạn cần phải hiểu giá trị của khách hàng đó đối với doanh nghiệp của bạn không chỉ ở lần giao dịch đầu tiên, mà nó là suốt cuộc đời của khách hàng.

  • Bán hàng đa kênh

Nhiều doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp địa phương hiện nay đều có xu hướng là sử dụng nhiều kênh quảng cáo khác nhau nhằm thúc đẩy giao dịch cá nhân tại các cơ sở bán lẻ của họ. Nhưng lại đầu tư lớn vào các giải pháp và giám sát tại các điểm bán hàng. Điều này có thể làm cho việc theo dõi lợi tức chi tiêu quảng cáo trở nên khó khăn hơn. 

Một số doanh nghiệp cố gắng sử dụng mã phiếu giảm giá để theo dõi doanh số và xác định ROI. Tuy nhiên, biện pháp chưa đủ để có thể chụp được bức tranh hoàn chỉnh về doanh số của họ.

Lời kết: Hi vọng những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm các kiến thức bổ ích về ROI và áp dụng thành công trong công việc của bạn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *