Gần 70% lưu lượng truy cập web có được từ các cuộc điều tra của công cụ tìm kiếm, điều này khiến các doanh nghiệp tối ưu hóa trang web của mình cho các trang công cụ tìm kiếm là điều cần thiết. Phân tích trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP) là quá trình kiểm tra các trang web xếp hạng hàng đầu cho từ khóa mục tiêu của bạn.
Phân tích chi tiết là một phần quan trọng của quá trình nghiên cứu từ khóa và nội dung bài viết. SERP Analysis không chỉ hỗ trợ về phần viết nội dung cho từ khóa chính của bạn mà còn cung cấp thông tin chi tiết về các từ khóa có giá trị khác mà bạn cần nên nhắm mục tiêu.
Cùng ddi.vn tìm hiểu chi tiết về những lợi ích mà SERP Analysis mang lại và các bước thực hiện SERP Analysis một cách mang lại hiệu quả tối ưu nhất nhé!

1. SERP analysis là gì?
SERP Analysis là viết tắt của Search Engine Results Page Analysis, là quá trình phân tích các trang web đang xếp hạng hàng đầu cho cùng một loại từ khóa hoặc cùng một chủ đề nhất định trên trang kết quả tìm kiếm. Từ kết quả phân tích này, sẽ giúp các SEOer đánh giá cơ hội xếp hạng cho các từ khóa có liên quan và nâng thứ hạng của mình hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Xem thêm: Giao diện quản trị website
2. Lợi thế của việc thực hiện SERP Analysis
Quá trình nghiên cứu từ khóa, có thể cho bạn biết các thông số liên quan đến từ khóa, chẳng hạn như tần suất tìm kiếm, độ phức tạp và giá trị. Tuy nhiên, phần lớn đây chỉ là thông tin ở mức độ cơ bản.
Nếu bạn muốn tối ưu website của mình hơn nữa để đạt được kết quả SEO tốt nhất, thì thực hiện các bước SERP Analysis sẽ có thể giúp bạn thực hiện được điều này. Bởi quá trình này sẽ cho bạn biết nhiều thông số chi tiết hơn, liên quan đến Domain and Page Authority, Link Metrics, Content Types and Formats, SERP Volatility, and User Intent… Từ đó mang lại những lợi thế khi thực hiện SERP Analysis:
-
Xác định đúng ý định tìm kiếm

Đảm bảo mức độ liên quan của từ khóa: Từ khóa là yếu tố quan trọng trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Thực hiện phân tích SERP sẽ đảm bảo bạn đang sử dụng đúng các từ khóa có liên quan cho lĩnh vực của mình và mang lại cơ hội xếp hạng cao cho các từ khóa.
Qua vài thao tác SERP Analysis, giúp bạn có thể thực hiện:
- Thu thập từ khoá (có chung mục đích tìm kiếm). “SEO hàng trăm từ khóa với 1 URL”
- Phân tích, lập dàn bài để xây dựng bài viết chuẩn SEO
- Nâng cao chất lượng SEO Content thông qua đáp ứng nhiều nhu cầu tìm kiếm hơn.
-
Cung cấp cho bạn ý tưởng nội dung
Việc thực hiện phân tích SERP không chỉ cho bạn thấy những gì đang hoạt động mà còn cho thấy bạn đang thiếu những gì trong nội dung trên Google. Bạn có thể phát triển các ý tưởng nội dung mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang không làm tốt bằng cách xây dựng một chiến dịch tốt hơn để thu hút khách hàng tiềm năng.
-
Phân tích đối thủ (Sử dụng Content Gap để cải thiện nội dung)
Có thể thấy rằng, việc phân tích SERP để phục vụ người dùng là phụ còn mục đích chính vẫn là phân tích đối thủ. Bằng việc phân tích trang kết quả tìm kiếm, điều đầu tiên bạn biết được là: Đối thủ là ai? Từ đó phát triển ra các nhận định:
- Đối thủ đang có gì?
- Điểm mạnh của mình so với đối thủ là gì?….

-
Cập nhật ý định người dùng liên tục (Cải thiện và Duy trì thứ hạng)
Lợi ích tiếp theo của SERP Analysis liên quan đến quá trình Audit website định kỳ.
Sẽ không có gì chắc chắn thứ hạng của bạn sẽ được đảm bảo duy trì. Một trong các nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến thứ hạng là nội dung không còn phù hợp search intent hiện tại. Do đó, phân tích trang kết quả tìm kiếm giúp bạn phát hiện kịp thời để cải thiện hoặc duy trì thứ hạng hiện có.
3. Các bước thực hiện SERP Analysis
Bước 1. Phân tích click và lượt truy cập tiềm năng
Khi phân tích từ khóa tiềm năng, nhiều bạn thường chỉ dừng lại ở bước kiểm tra lượng volume tìm kiếm của từ khóa. Tuy nhiên, Google ngày càng cho ra nhiều kết quả hiển thị dưới dạng Featured Snippet, People Also Ask, Knowledge Panel,… điều này khiến cho người tìm kiếm có thể thấy ngay mọi thông tin hiển thị trực tiếp trên SERP và không còn lý do gì để click vào trang của bạn nữa.
Kiểm tra chỉ số click là kiểm tra xem bao nhiêu lượt tìm kiếm từ khóa diễn ra thì mới mang về được 1 lượt click, cũng như kiểm tra các trang xếp hạng hàng đầu đang nhận được bao nhiêu lượt truy cập từ từ khoá đó.
Bạn có thể thấy rằng, không phải từ khóa nào có lượng volume tìm kiếm cao thì đều mang về lượng traffic lớn. Các tính năng hiển thị SERP như: Featured Snippet, Image Pack, Video Pack, Local Pack,… đã làm thay đổi hoàn toàn hành vi tìm kiếm của người dùng Google hiện nay. Điều này thậm chí còn diễn ra thường xuyên hơn ở những keyword/topic có lượng Search Volume tương đối thấp.
Để phân tích từng từ khóa cho kết quả chính xác nhất ngay tại thời điểm đó, bạn chỉ cần nhập keyword vào search box và tìm kiếm, bạn sẽ nhận được kết quả. Tuy nhiên, khi phải nghiên cứu hàng trăm từ khóa thì cách tối ưu nhất là dùng công cụ Ahrefs. Đặt tất cả keyword vào tính năng Keywords Explorer > Xuất file > Phân tích thông tin ở cột SERP Features.
Bước 2: Phân tích từ khóa phụ
Một trang có thể xếp hạng cùng lúc cho hàng trăm từ khóa khác nhau. Nếu bạn lo sợ rằng đối thủ của mình đang được xếp hạng cao cho một vài từ khóa bí ẩn nào đó mà bạn đã bỏ sót thì bước phân tích từ khóa phụ này là để dành cho bạn.
Từ khóa phụ (Secondary Keyword) là những biến thể từ khoá gần giống với từ khóa chính như: từ không dấu, từ sai chính tả, từ có thứ tự khác nhau nhưng có cùng nghĩa, từ khác nghĩa, từ đồng nghĩa, từ rút gọn,… và những từ khoá có cùng mục đích tìm kiếm khác. Việc thống kê chưa đầy đủ từ khóa phụ sẽ có nguy cơ khiến bạn đánh mất một lượng traffic tiềm năng không ít.
Để thực hiện công việc này, bạn có thể sử dụng công cụ Ahrefs để hỗ trợ, sử dụng tính năng Keywords Explorer bằng cách nhập keyword chính. Tiếp theo click và Also search for > Chọn top 10.

Xem thêm: Keyword Cannibalization là gì?
Bước 3: Phân tích Search Intent
Search Intent được hiểu là ý định tìm kiếm. Phân tích chỉ số Search Intent giúp truy vấn tìm kiếm của người dùng. Đây là một bước rất quan trọng trong việc triển khai SERP Analysis. Việc này quyết định liệu từ khóa của bạn có thể tranh thứ hạng cao hay không.
Những ý định tìm kiếm mà các SEOer không thể bỏ qua khi thực hiện SERP Analysis là: Informational (thông tin), Navigational (điều hướng), Commercial Investigation (điều tra thương mại), Transaction (giao dịch).
Bước 4: Phân tích chất lượng content
Trước khi tiến hành viết, bạn hãy luôn kiểm tra loại content nào đang chiếm ưu thế trên SERP. Trên thực tế, bài viết của bạn có thể dễ dàng bị tụt dốc nếu không đạt chuẩn về yêu cầu về loại content. Sau khi phân loại nội dung, người viết cần tiến hành phân tích chất lượng nội dung bài viết. Người viết cần nắm rõ cấu trúc của một bài viết đạt chuẩn SEO và các yếu tố sau:
- Cách trình bày hình ảnh, video, âm thanh,…
- Cách thức Hành văn
- Cấu trúc nội dung bài viết
Bước 5: Phân tích độ uy tín của đối thủ
Phân tích độ uy tín của tất cả đối thủ trong top 10 bằng cách nhập từ khóa chính vào Keywords Explorer. Sau đó di chuyển xuống phần SERP overview. Các thông tin bạn có thể phân tích được gồm:
- Mức độ thẩm quyền bởi yếu tố Offpage: AR, DR, UR, backlinks, referring domains
- Độ uy tín từ yếu tố Onpage: Traffic và từ khoá mà trang web đạt thẩm quyền cao nhất.
Ngoài ra, với thông tin URL của đối thủ từ SERP, bạn phân tích từng đối thủ thông qua Site Explorer.
Bước 6: Phân tích Content Gap
Thật thiếu sót cho những ai dùng Ahrefs nhưng chưa sử dụng đến tính năng Content Gap.
Chức năng Content Gap trong Ahrefs là tính năng không thể bỏ qua, giúp bạn phát hiện những từ khóa hay nội dung mà đối thủ đang có mà mình chưa triển khai. Dựa vào đó, bạn có thể nghiên cứu từ khoá để tối ưu cho bài viết hoặc nâng cao chất lượng nội dung toàn website. Thực hiện bằng cách:
Bước 1: Vào Site Explorer > nhập website của bạn và tiến hành phân tích

Bước 2: Chọn Content Gap và nhập các đối thủ của bạn vào những ô trống

Bước 3: Tiến hành phân tích

Lưu ý: Ahrefs xuất nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào thiết lập bạn mong muốn. Content Gap có thể phân tích sự thiếu hụt nội dung trong 1 URL của bạn với đối thủ hay thậm chí là những nội dung bạn chưa có ở quy mô toàn website.
Xem thêm: Tăng tốc wordpress
4. Các công cụ hỗ trợ SERP Analysis
Ahrefs
Các Ahrefs có một cơ sở dữ liệu của hơn 7 tỷ từ khóa, đem lại cho bạn một lượng gần như vô tận của ý tưởng từ khoá để lựa chọn. Công cụ này không chỉ đề xuất từ khóa, mà nó còn xem xét các yếu tố từ khóa khác, bao gồm khối lượng tìm kiếm, tính thời vụ của từ khóa và sự khác biệt về số nhấp chuột có trả tiền so với nhấp chuột không phải trả tiền cho mỗi từ khóa. Hơn nữa, nó cho bạn biết khó khăn như thế nào để xếp hạng cho một từ khóa cụ thể trong số các đối thủ cạnh tranh.
Công cụ SERP Analysis này cũng cho phép bạn xem lịch sử các trang có thứ hạng cao cho một từ khóa nhất định. Chính xác hơn, bạn có quyền truy cập vào các liên kết ngược, cơ quan quản lý miền và lịch sử lưu lượng truy cập của các trang web. Với thông tin này, bạn có thể hiểu điều gì khiến một trang cụ thể hoạt động tốt hơn những trang khác.
SERP Checker by Mangools
Công cụ SERP Checker của Mangools là một trong những công cụ SERP tốt nhất. Nó hoàn toàn tập trung vào phân tích đối thủ cạnh tranh. Giống như Ahrefs, bạn có thể xem các số liệu như quyền quản lý tên miền và trang của đối thủ cạnh tranh, cũng như số liệu thống kê về lưu lượng truy cập và số lượng liên kết ngược.
Điều làm cho SERP Checker khác biệt với các công cụ tương tự là khả năng nhìn thấy sự thành công của đối thủ cạnh tranh với các tính năng của SERP, bao gồm các đoạn trích nổi bật. Bạn có thể xem loại thông tin đoạn trích từ các trang web cạnh tranh mà Google cho là có liên quan và hữu ích nhất.
SERP Checker cũng cho phép bạn theo dõi các đối thủ cạnh tranh theo thời gian, cung cấp cho bạn báo cáo SERP về hiệu suất của họ. Điều này giúp bạn quyết định SERP nào có xu hướng thay đổi khi có nội dung mới. Tốt hơn là bạn nên tập trung nỗ lực để cố gắng xếp hạng cho các SERP này hơn là xếp hạng cho các SERP hiếm khi thay đổi
SE Ranking
SE Ranking hoàn toàn tập trung vào Google, bao gồm tất cả các chỉ số trên Google SERPs. Đây cũng là một trong số ít các công cụ SERP Analysis miễn phí, cho phép bạn truy cập miễn phí vào 20 từ khóa trước khi tính phí bạn cho các dịch vụ khác. Bạn có thể theo dõi cả trang web của mình và trang web của đối thủ cạnh tranh trong thời gian thực khi thứ hạng thay đổi.
Bạn có thể theo dõi thêm kết quả từ khóa của mình cho Google Maps, điều này rất cần thiết cho SEO địa phương của các doanh nghiệp. Dựa trên xếp hạng của mình, bạn có thể tìm cách cải thiện hiệu suất SEO địa phương của mình, chẳng hạn như tìm dữ liệu từ khóa địa phương và liên kết ngược bên ngoài địa phương.
Lời kết:
Để phát triển các chiến lược SEO, SERP Analysis cung cấp một mỏ vàng kiến thức và dữ liệu để tạo ra nội dung hữu cơ tốt hơn. Thực hiện SERP Analysis cho phép bạn hiểu rõ thông tin đó và tối ưu hóa nội dung trang web của mình với các đối thủ cạnh tranh xếp hạng.
Để bắt đầu với SERP Analysis, hãy xem xét những từ khóa và cụm từ mà bạn đang muốn xếp hạng cao. Sau đó, bạn có thể sử dụng các phương pháp nghiên cứu của riêng mình kết hợp các công cụ SERP Analysis để tìm ra những lỗ hổng trong nội dung hiện tại của Google và cung cấp tài nguyên cho người dùng nổi bật trên một biển nội dung.