UX là gì? Tuyệt chiêu tối ưu UX trong thiết kế web

UX là gì??
UX là gì??

UX là gì?

UX là viết tắt của User Experiment, hiểu theo nghĩa tiếng Việt thì UX là trải nghiệm người dùng, cảm nhận của người dùng khi họ tương tác với dịch vụ/sản phẩm/hệ thống… hay bất cứ thứ gì. 

Tối ưu UX là tối ưu giao diện website nhằm tăng tính trải nghiệm của người dùng, làm hài lòng người dùng và giữ chân người dùng.

Các nhà thiết kế và phát triển web, ứng dụng hay phần mềm sẽ thực hiện các chiến thuật nhằm gia tăng trải nghiệm người dùng với thương hiệu của họ. Những chiến thuật này có thể khác nhau, nhưng đều phải tối ưu được các yếu tố quan trọng về UX như:

  • Hướng đến mục tiêu người dùng cụ thể, phù hợp với web, ứng dụng, phần mềm.
  • Nghiên cứu kỹ mọi hành vi, thói quen của người dùng để thực hiện được sự kỳ vọng tốt nhất từ khách hàng.
  • Phân tích trải nghiệm người dùng thông qua việc triển khai của đối thủ.
  • Nắm rõ web, sản phẩm, dịch vụ, phần mềm mà công ty đang phát triển.
  • Lên kế hoạch trải nghiệm, thực hiện và xây dựng nguyên mẫu. Test thử UX bằng cách đặt mình vào vai trò của khách hàng hoặc thực hiện các kế hoạch trải nghiệm trên người dùng thử để cải thiện các tính năng, tác vụ…
  • Chọn nhà thiết kế UX có chuyên môn và kinh nghiệm.

Xem thêm: Đầu tư SEO

Mối quan hệ giữa UX và SEO

Mối quan hệ giữa UX và SEO
Mối quan hệ giữa UX và SEO

Có thể trước đây UX (Trải nghiệm người dùng) và SEO (Tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm) là hai khái niệm khác nhau, không liên quan đến nhau. Tuy nhiên, Google đã làm hai khái niệm này gần nhau hơn, bởi mục tiêu của chúng đều là không ngừng cải thiện trải nghiệm người dùng!

Để hình dung rõ hơn về mối quan hệ hỗ trợ giữa UX và SEO, cùng nhau phân tích  hành trình của người dùng bắt đầu thực hiện tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm Google:

  • Bước 1: Ý định người dùng. Người dùng khi tìm thông tin trên công cụ tìm kiếm sẽ đều có mong muốn là tìm được nội dung kết quả.
  • Bước 2: Xếp hạng tốt. Tâm lý của người dùng là sẽ truy cập những trang kết quả hiển thị ở đầu trang kết quả. Việc của các SEOer sẽ tối ưu nội dung giúp website có thứ hạng cao trong công cụ tìm kiếm, làm tăng cơ hội khách hàng truy cập dễ dàng nhìn thấy và truy cập đến mình.
  • Bước 3: Tương tác. Khi khách hàng vào website sẽ tạo nên các tương tác trên trang. Nếu đội SEO và UX cùng nhau làm việc sẽ giúp tối ưu hiệu xuất và thúc đẩy khả năng chuyển đổi.

Lưu ý, đừng nhầm lẫn hai khái niệm này nhé:

  • UX – User Experiment (Trải nghiệm người dùng)
  • UI – User Interface (Giao diện người dùng)

Thành phần của UX trong SEO

  • Nội dung (Content): Là phần quan trọng nhất. Khi nội dung triển khai và đáp ứng được mong muốn của người dùng thì người dùng sẽ có trải nghiệm tốt và đánh giá cao website của bạn hơn.
  • Giao diện (UI Design): Giao diện website người dùng phải bắt mắt, dễ sử dụng giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm mọi nội dung trên trang.
  • Tính năng của website: Mỗi website sẽ có một mục đích khác nhau. Ví dụ như website bán hàng thì cần có giỏ hàng, trang thanh toán, giao hàng.v.v.v
  • Trải nghiệm trên nhiều thiết bị: Ngoài sử dụng desktop, laptop thì hiện nay số lượng người dùng thiết bị di động để truy cập web rất nhiều, thậm chí cả tivi và nhiều thiết bị khác. Do đó nhiệm vụ của website/ứng dụng lúc này là phải đảm bảo trải nghiệm UX sẽ phải “mượt” trên nhiều thiết bị.

Tuyệt chiêu tối ưu UX 

1. Tối ưu tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang của website sẽ chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố là CSS và dung lượng nội dung (liên quan đến hosting và kích thước hình ảnh, video…). 

Google đã từng công bố tốc độ tải trang web là một yếu tố để xếp hạng website. Với những trang web có tốc độ tải chậm sẽ ảnh hưởng không tốt đến trải nghiệm của người dùng, vì theo thống kế có hơn 50% người dùng Internet mong muốn tốc độ tải trang chỉ trong 2s hoặc ít hơn.

Tốc độ tải trang Website tải chậm là một trong những yếu tố khiến tỷ lệ thoát trang tăng cao và gây khó khăn cho việc thu thập thông tin của Google hoặc bị đánh giá thấp chất lượng website của bạn, nên sẽ không ưu tiên hiển thị lên Top kết quả tìm kiếm. 

Điều này cho thấy việc cải thiện tốc độ trang web sẽ mang lại lợi tức thì, tăng thứ hạng của website bạn ngay.

Để kiểm tra tốc độ tải, bạn sử dụng công cụ của Google cung cấp. Truy cập đường link sau: https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/. Kết quả ra dưới 60/100 thì có nghĩa là tốc độ tải trang của website đó không tốt.

Tối ưu tốc độ tải trang
Tối ưu tốc độ tải trang

2. Tối ưu hóa hiển thị trên điện thoại

Ngày này khi điện thoại thông minh trở nên phổ biến, có thể thấy đa số người dùng sử dụng thiết bị di động để truy cập internet. 

Theo thống kê của Smart Insights về hành vi sử dụng điện thoại di động cho thấy: thời gian dành cho thiết bị di động đã tăng vọt so với thời gian sử dụng máy tính từ 42% đến 51%. Trong đó 96% người dùng smartphone truy cập vào những trang web không được tối ưu thiết kế trên điện thoại di động.

Khi người dùng smartphone truy cập vào trang web của bạn trong khi trang web của bạn không được tối ưu tốt thì tỷ lệ thoát sẽ cao gấp 5 lần so với các trang web được tối ưu.

Google đã ngày càng thay đổi và tối ưu các thuật toán nhằm đánh giá độ tương thích của website trên các thiết bị khác nhau, từ đó đưa ra xếp hạng website trên kết quả tìm kiếm. Nếu website của bạn không được tối ưu thì chắc chắn sẽ khó cạnh tranh với đối thủ.

3. Sử dụng khoảng trắng (White space)

Không gian trắng trong trang web. Với một số bạn cái này nghe có vẻ lạ, nhưng nó là một vấn đề tâm lý đã được nghiên cứu và thẩm định. Khoảng trắng thường được chia làm 2 loại:

  • Khoảng trắng chủ động: Là các khoảng trống được tạo ra theo chủ ý của người thiết kế nhằm mở rộng Website và tập trung nhấn mạnh các yếu tố nào đó. 
  • Các khoảng trắng bị động: Là khoảng trống giữa các trang do dàn trang mà không để ý.

Không gian TRẮNG làm tăng sự chú ý của người dùng lên 20%, mang lại sự tươi mới và sự chú ý từ người dùng hay nhắm tới tiêu điểm cần phải nhấn tới trong trang của Bạn. 

Tóm lại, không gian trắng giúp hài hòa trang web và  tránh được sự rối rắm khi tâm lý lúc nào cũng muốn thêm thật nhiều thông tin….

4. Sử dụng CTA (nút kêu gọi hành động) có sức hút

Sử dụng CTA (nút kêu gọi hành động) có sức hút
Sử dụng CTA (nút kêu gọi hành động) có sức hút

CTA (call to action) cũng là một yếu tố quan trọng để biến người dùng trở thành khách hàng của doanh nghiệp, nếu không có CTA và CTA không đặc sắc thì khó có thể níu chân người dùng ở lại website. 

Việc sở hữu một CTA nổi bật sẽ dễ dàng hướng người dùng đến chính xác nội dung mà họ cần tìm. Có 2 yếu tố đặc biệt lưu ý khi tạo nút CTA:

  • Yếu tố thứ nhất: Màu sắc nút CTA. Trong tâm lý học, mỗi màu sắc khác nhau sẽ mang những thông điệp khác nhau. 

Ví dụ: Màu đỏ thường tạo ra cảm giác mạnh mẽ, năng động, khẩn cấp, … làm tăng nhịp tim của người nhìn. Do đó, trong những đợt sale sẽ thường sử dụng tông màu đỏ hoặc các nút CTA đỏ để thôi thúc người dùng click mua hàng.

Hoặc tông màu xanh lá tạo cảm giác dễ chịu đối với mắt người dùng. Với các Spa hoặc những dịch vụ nghỉ dưỡng sẽ thường sử dụng màu xanh lá tạo cảm giác thoải mái nơi khách hàng.

-> HubSpot nghiên cứu thấy rằng đối với website của mình, nút màu đỏ mang lại kết quả chuyển đổi tốt hơn nút màu xanh.

  • Yếu tố thứ 2: Từ ngữ sử dụng. Để tạo một CTA mạnh mẽ và thu hút thì việc sử dụng từ ngữ là vô cùng quan trọng. Bạn có thể áp dụng quy tắc 3S cho CTA đó là: Simple (đơn giản), Specific (cụ thể) và Strong (mạnh mẽ). 

Mẹo viết CTA:

  • Càng ngắn càng tốt
  • In hoa, in đậm hoặc đổi màu (không lạm dụng quá)
  • Đặt lợi ích người dùng làm trọng tâm
  • Ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu

Xem thêm: Dịch vụ SEO 

5. Thiết kế hình ảnh đẹp, thu hút

Thiết kế hình ảnh đẹp, thu hút
Thiết kế hình ảnh đẹp, thu hút

Người dùng trên Internet ngày càng thông minh và khắt khe hơn trong việc đánh giá hình ảnh của website. Nếu trong lần đầu tiên truy cập vào website bạn và nhận thấy các hình ảnh không có bản quyền hoặc sao chép của người khác, điều này sẽ giảm mức độ tin cậy vào website của bạn.

Giải pháp cho điều này là:

  • Dùng hình ảnh chính chủ do công ty tự thiết kế, lựa chọn hình ảnh phù hợp.
  • Nội dung hình ảnh phải liên quan.

Hình ảnh không chỉ có tác dụng là truyền tải ý tưởng tốt hơn đến người dùng; thu hút sự tương tác của người dùng trên nội dung ấy. Mà nó còn giúp ích rất nhiều trong việc tối ưu hóa hình ảnh khi tìm kiếm trên Google. Khi hình ảnh và tiêu đề của bạn được định dạng đúng với các từ khóa liên quan, khả năng cao chúng xuất hiện trên kết quả tìm kiếm khi chúng ta đánh từ khóa đó trên Google.

Xem thêm:Google AMP là gì?

Hyperlink là liên kết từ trang này đến trang khác, có thể là trong cùng một website hoặc dẫn đến website khác. Chèn một link vào liên kết để dẫn đến trang bất kỳ với mục đích là để người dùng click vào link đó. Đây là một cách giúp cải thiện trải nghiệm người, dùng khi họ muốn tìm thông tin liên quan mà không phải bấm qua tab khác.

Vậy làm thế nào để có một hyperlink ấn tượng? 

  • In đậm, đổi màu hoặc gạch chân cho nổi bật hyperlink:
  • Tự động underline (gạch chân) cho dòng hyperlink:

Khảo sát cho thấy rằng, người dùng tự động xem các dòng chữ màu xanh dương và được gạch chân là 1 link và có xu hướng click vào.

7. Liệt kê thông tin quan trọng bằng gạch đầu dòng

Bất kỳ người dùng nào khi tìm kiếm trên internet sẽ đều muốn tìm được kết quả trong thời gian nhanh sớm, nếu quá 5s mà vẫn chưa tìm được thông tin cần thiết trong web của bạn thì họ sẽ thoát ra và tìm ở nơi khác. Các dấu gạch đầu dòng sẽ khiến người dùng dễ dàng thấy những thông tin mà họ đang cần trong thời gian ngắn hơn. Bên cạnh các gạch đầu dòng đơn giản, bạn còn có thể sử dụng các icon hoặc màu sắc để thỏa sức sáng tạo.

8. Viết, thiết kế headline cuốn hút

Heading và title là chính là thứ tiếp cận với khách hàng đầu tiên. Việc sở hữu một Heading tốt và ấn tượng sẽ giúp khách hàng mục tiêu chú ý đến bạn hơn. 

Vì vậy, chèn keyword vào tiêu đề là một việc rất quan trọng để có thể nhắm trúng tệp khách hàng và mục đích tìm kiếm của họ. 

9. Tạo sự thống nhất giữa các trang

Xem thêm: SEO web tổng thể

Một website có tính thống nhất sẽ được đánh giá cao, thể hiện sự chuyên nghiệp và mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng. 

Các yếu tố các thống nhất: cỡ chữ, màu sắc, kiểu chữ, loại nút CTA, khoảng cách, pallet màu,… 

10. Khắc phục lỗi 404 (Không tìm thấy trang)

Khắc phục lỗi 404 (Không tìm thấy trang)
Khắc phục lỗi 404 (Không tìm thấy trang)

Các công cụ tìm kiếm có thể sẽ không phạt nặng lỗi kỹ thuật 404, nhưng điều này lại mang lại cảm giác rất khó chịu cho khách hàng. Việc bấm click vào một website nhưng lại không tìm thấy gì trong đó sẽ khiến người dùng hụt hẫng, bực mình và khả năng cao họ sẽ quay lại website của bạn lần thứ 2!

Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải nhắc lại một vấn đề đó là Content is King. Sau tất cả, thì nội dung vẫn là yếu tố quan trọng nhất trong việc xếp hạng trang web của bạn trên công cụ tìm kiếm. Do đó, tối ưu trải nghiệm người dùng là việc cần làm nhưng cũng đừng quên một nội dung chất  lượng nhé các bạn.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *