Yoast SEO là gì?

Yoast SEO là một trong plugin WordPress quan trọng và phổ biến nhất hiện nay giúp tối ưu các chỉ số trong một bài viết chuẩn SEO cho website. Yoast SEO được xây dựng và phát triển bởi Team Yoast từ năm 2010 và thường xuyên được cập nhập cho đến nay, SEO by Yoast gần như là một trong những plugin cơ bản nhất và có mặt hầu hết trong các website wordpress góp mặt hiện nay.
Một số tính năng nổi bật của plugin Yoast SEO:
- Tối ưu hóa từ khóa, các từ đồng nghĩa và từ có liên quan
- Tối ưu SEO OnPage cho từng trang con của Web chính
- Hỗ trợ kiểm tra thông tin của File robots.txt, Sitemap, .htaccess hay các liên kết cố định.
- Kiểm tra tiêu đề, Meta Description,…
- Đăng bài viết, chia sẻ lên các mạng xã hội như Google, Facebook,…
- Hạn chế tối đa tình trạng trùng lặp nội dung bằng cách cấu hình URL chuẩn.
Plugin SEO WordPress dễ sử dụng và được cài đặt miễn phí. Ngoài ra, bạn có thể mua Yoast SEO Premium để dùng đầy đủ các tính năng khác. Nhưng hầu hết các tính năng quan trọng đều có trong phiên bản Yoast SEO miễn phí.
Xem thêm: Textlink là gì?
Hướng dẫn cài đặt nhanh plugin Yoast SEO
Bước 1: Truy cập trang quản trị website
Bước 2: Ở thanh menu bên tay trái chọn Plugin > Add new

Bước 3: Nhập từ khóa “Yoast SEO” vào thanh tìm kiếm Search Plugins . Sau đó chọn Install => Activate

Bây giờ các bạn có thể bắt đầu cấu hình để sử dụng Plugin này. Dưới đây là hình của plugin Yoast SEO sau khi kích hoạt:

Hướng dẫn cấu hình Yoast SEO
Xem thêm: Link Building
Với lần đầu tiên sử dụng bạn sẽ nhận được thông báo First-time SEO Configuration (Cấu hình SEO lần đầu).
Để bắt đầu cấu hình, bạn khi nhấp vào liên kết Configuration Wizard, Yoast SEO sẽ hiển thị hướng dẫn để giúp bạn thiết lập tất cả cài đặt SEO cơ bản

Bước 1: Environment (Tình trạng Website)

Trong mục Environment này, có 2 tùy chọn A và B:
- Tùy chọn A: Trang web đang hoạt động và sẵn sàng để được lập chỉ mục
- Tùy chọn B: Trang web đang được xây dựng và không được lập chỉ mục
Lời khuyên là bạn nên chọn Tùy chọn A nhé.
Bước 2: Site Type (Loại Website)
Tạ đây, bạn lựa chọn loại trang Web phù hợp nhất với trang của bạn.

Bước 3: Điền thông tin Tô chức (Organization) hoặc Cá nhân (Person) tại đây

Nếu lựa chọn Organization, bạn sẽ phải nhập các thông tin như sau:
- Tên của tổ chức
- Hình ảnh Logo của tổ chức (kích thước nên sử dụng hình vuông, tối thiểu của Logo là 112x112px)
- Các mô tả về phương tiện truyền thông xã hội cho Website của mình
Nếu lựa chọn Person, bạn cần phải nhập tên của người đó vào và cả các mô tả về phương tiện truyền thông xã hội cho Website của mình. Ngoài ra, bạn có thể chỉnh sửa các chi tiết. như tiểu sử, tên và mô tả của người dùng trên trang hồ sơ của WordPress.
Phần này giúp Yoast SEO cung cấp những thông tin bổ sung cho Google để tạo Knowledge Graph Card – Thẻ sơ đồ trí thức. Những thẻ này “khá bắt mắt” với Google, vì vậy mỗi thông tin nhỏ mà bạn điền ở phần này sẽ giúp ích rất nhiều sau này.
Bước 4: Search Engine Visibility (Khả năng hiển thị của công cụ tìm kiếm)

Trong phần này, bạn có thể lựa chọn cho phép hoặc không cho phép những loại nội dung nào sẽ được Index trong công cụ tìm kiếm.
Lời khuyên bạn là nên cài đặt phần này theo mặc định. Trừ khi bạn có ý định khác, nếu không thì nên giữ nguyên phần cài đặt khả năng hiển thị của công cụ tìm kiếm này.
Bước 5: Cấu hình Multiple Authors (Website nhiều tác giả)

Nếu Website chỉ có duy nhất bạn là người chỉnh sửa thì Yoast SEO sẽ tự động đánh dấu lưu trữ tác giả (Author Archives) của bạn là Noindex. Để tránh nội dung bị trùng lặp (Noindex sẽ thông báo cho Google rằng không Index trang đó).
Còn nếu Website có nhiều tác giả, thì lựa chọn “Yes”. Như vậy, mọi người vẫn có thể tìm thấy kho lưu trữ bài đăng của một tác giả cụ thể trong kết quả tìm kiếm của Google:
Bước 6: Cấu hình Google Search Console
Google Search Console là công cụ của Google. Công cụ này cho phép bạn có thể xem các thông tin, chẳng hạn như Website của bạn đang hoạt động như thế nào trong tìm kiếm không phải trả phí của Google.

Nếu chưa biết rõ về Google Search Console, thì bạn chỉ cần nhấp vào Next để bỏ qua bước này.
Bước 7: Title Settings (Cài đặt tiêu đề)
Tiêu đề là dòng tiêu đề chính xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm của Google, ví du:

Theo mặc định, Yoast SEO sẽ đặt tiêu đề của bạn như sau:
Tên bài viết *Dấu phân tách* Tên Website
Trong phần này, bạn có thể lựa chọn 2 yếu tố sau đây:
- Tên Website của bạn
- *Dấu phân tách*
Bước 8 & 9: Kết thúc phần Configuration Wizard
Trong 2 bước này, Yoast SEO sẽ đưa bạn đến:
- Đăng ký bản tin Yoast SEO
- Mua Yoast SEO Premium, đào tạo nghiên cứu từ khóa, hoặc đào tạo plugin
Chỉ cần tiếp tục nhấn Next cho đến khi bạn đến Bước 10 là cấu hình Yoast SEO thành công. Sau đó bấm Close để hoàn tất.

Xem thêm: 42 toán tử tìm kiếm của Google
Thiết lập Yoast SEO chi tiết trong Dashboard
Ở phần trên là 10 bước cấu hình nhanh Yoast SEO sử dụng Configuration wizard. Còn bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu cách cấu hình – thiết lập Yoast SEO chi tiết hơn trong Dashboard.

Khi bạn nhấp chuột vào mục SEO trong Dashboard nó sẽ hiển thị ra các mục như bên dưới, bao gồm:
- General: Thiết lập tổng quan;
- Search Appearance: Thiết lập hiển thị tìm kiếm;
- Social: Cấu hình mạng xã hội;
- Tools: Các công cụ hỗ trợ;
- Premium: Đây là mục quảng cáo về phiên bản Premium phải trả phí của Yoast SEO.
1. General – các thiết lập tổng quan
- Tab Dashboard

Mặc định, khi nhấn vào phần SEO thì tab Dashboard sẽ được mở ra đầu tiên. Tại đây hiển thị thông tin cảnh báo các vấn đề về SEO giúp người quản trị website biết và khắc phục.
- Tab Features
Trong phần Features Tab, bạn có thể bật/tắt các tính năng cụ thể của Yoast SEO.

-
- SEO analysis: giúp bạn phân tích SEO cho nội dung (bài viết, trang, chuyên mục, tag,..). Yoast sẽ đánh giá độ chuẩn SEO của nội dung theo tiêu chí: Tốt – xanh lá, Đạt – màu cam, Chưa đạt – màu đỏ.
- Readability analysis: đánh giá trải nghiệm đọc nội dung. Ví dụ đoạn văn có dài quá hay không, đặt dấu chấm/dấu phẩy có hợp lý không,… tại mục này Yoast SEO cũng đánh giá bằng màu sắc: Tốt – xanh lá, Đạt – màu cam, Chưa đạt – màu đỏ.
- Cornerstone content: Tính năng này giúp đánh dấu những nội dung (page/post) nào là có giá trị nhất trên website.
- Text link counter: Yoast SEO sẽ đếm xem trong nội dung có chứa bao nhiêu link, và nếu số lượng link chưa đạt nó cũng sẽ cảnh báo màu đỏ.
- XML sitemaps: Yoast SEO hỗ trợ thêm XML sitemap (sơ đồ trang web) để các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,.. dễ dàng lập chỉ mục website.
- Admin bar menu: Đây là thanh công cụ của Yoast SEO hiển thị ở bên ngoài giao diện website với nhiều tính năng được tích hợp sẵn để giúp bạn thao tác nhanh mà không cần mở phần chỉnh sửa nội dung để mở các tính năng đó lên.
- Security no advanced settings for authors: Giúp ngăn ngừa việc một tác giả nào đó trên website của bạn tự ý gỡ bỏ bài viết của họ khỏi kết quả tìm kiếm hoặc thay đổi URL gốc của bài viết. Điều này chỉ cho phép editor hoặc administrator có thể thực hiện.
- Usage tracking: Đây là một tùy chọn về theo dõi dữ liệu website của bạn. Yoast SEO sẽ sử dụng dữ liệu đó để nâng cao trải nghiệm người dùng hoặc một mục đích nào đó mà chúng ta không rõ, vì vậy hãy chọn tắt ở tùy chọn này.
- REST API Head endpoint: Đây là một tùy chọn nâng cao cho các lập trình viên nên chúng ta sẽ không đi sâu vào mục này nhé.
- Enhanced Slack sharing: Hiển thị tên tác giả và thời gian đọc ước tính của một bài viết/ trang khi nó được chia sẻ trên ứng dụng chat Slack.
Sau khi chọn các thiết lập xong, nhấp Save changes để lưu lại.
- Tab Webmaster Tools verification
Trong tab (công cụ quản trị trang web) này bạn có thể kết nối website đến các công cụ hỗ trợ theo dõi website của Google, Bing, Yandex.

2. Search Appearance – thiết lập về hiển thị tìm kiếm
Xem thêm: Lỗi 404 là gì?
Trong phần thiết lập hiển thị tìm kiếm này bạn sẽ tùy chỉnh hiển thị: Homepage, Contents Types, Media, Taxonomies, Archives, Breadcrumbs và RSS.
- Tab General
Trong tab này, bạn có thể chỉnh lại dấu ngăn cách giữa các thành phần trong tiêu đề trang và tên website. Mặc định dấu ngăn cách là ký tự “-“ và bạn nên giữ nguyên như này.
Với 2 tùy chọn bên dưới là tính năng quan trọng của Yoast SEO, bạn nên giữ nguyên như vậy nhé.

- Tab Taxonomies
Taxonomies là thuật ngữ chỉ hình thức phân loại nội dung trên WordPress như: category (chuyên mục), thẻ chủ đề (tag) và custom taxonomy (thuộc tính phân loại tùy chỉnh).
Các tùy chọn ở mục này bạn có thể để mặc định. Ngoài ra, có tính năng khá hữu ích là tùy chọn xóa category slug khỏi URL của bạn:

- Tab Archives
Ở phần này bao gồm: chuyên mục (Categories) , thẻ Tags, tác giả (Authors) được gọi chung là Archives (mục lưu trữ theo nhóm nào đó).
Các thiết lập ở phần này bạn cứ để mặc định là ok.

- Tab Breadcrumbs
Đây là một tính năng điều hướng như ví dụ hình bên dưới, giúp người dùng điều hướng trang web.

Kích hoạt tính năng Breadcrumbs:

- Tab RSS
RSS Tab cho phép bạn chèn thêm nội dung trước hoặc sau nội dung bài đăng trong nguồn cấp dữ liệu RSS feed. Phần này khá phức tạp và không bắt buộc nên bạn có thể bỏ qua lúc này.

3. Social – thiết lập về mạng xã hội
Trong phần social, bạn sẽ thêm nhiều thông tin hơn cho trang web: Facebook, Twitter, Pinterest, so với thực hiện trong cấu hình Yoast SEO bằng thuật sĩ ở trên.

4. Tools – các công cụ hỗ trợ
Phần Tools cho phép bạn truy cập các loại trình chỉnh sửa khác nhau, hay tùy chọn để nhập/xuất/chỉnh sửa và cài đặt Yoast SEO của bạn.

Sử dụng Yoast SEO
Nghiên cứu từ khóa

Sau khi cài đặt và activate plugin, Yoast SEO bổ sung mục nghiên cứu từ khóa (keyword research) xuất hiện trên Admin Bar.
Keyword research của Yoast SEO thực chất là liên kết của 2 công cụ nghiên cứu từ khóa của Google là Google Keyword Planner + Google Trend. Và công cụ nghiên cứu từ khóa khác là SEO Book Keyword Tool.
Phân tích trang
Phân tích trang (Page Analysis) cũng nằm trên Admin Bar. Mục này chỉ hiển thị khi bạn xem một trang trên front-end.

Tạo nội dung
Đây là chức năng chính và quan trọng của Yoast SEO, nó giúp bạn tạo nội dung chuẩn SEO nhất.
Bạn sẽ nhìn thấy một khung có tên Yoast SEO (Yoast Seo Meta box) ở dưới màn hình soạn thảo:
Hình
Khung này có 3 tab giúp bạn kiểm soát các phần khác nhau trong nội dung: Snippet Review, Focus Keyword, Page Analysis. Chúng ta sẽ phân tích cụ thể các tab này dưới đây.
- Snippet Review

Tại đây các thông tin sẽ được hiển thị trên kết quả tìm kiếm của bộ máy tìm kiếm. Yoast SEO có các thanh trạng thái với màu sắc thay đổi, giúp bạn biết kết quả về mặt SEO khi sửa đổi từng phần.
- SEO title
Bạn có thể cung cấp một tiêu đề khác cho bộ máy tìm kiếm khi tiêu đề bài viết của bạn quá dài. Một tiêu đề dài sẽ không tốt cho SEO.
Bên cạnh đó, với một tiêu đề dài thì người đọc cũng không thể nhìn thấy hết tiêu đề của bài viết trong kết quả tìm kiếm. Như vậy họ sẽ không biết trang của bạn có đang chứa thông tin họ đang tìm kiếm hay không.
Do vậy, một tiêu đề ngắn và bao hàm được đầy đủ nội dung bài viết sẽ là một tiêu đề chuẩn cho bộ máy tìm kiếm.
- Slug
Là phần đường dẫn URL của bài viết, bạn nên chọn slug càng ngắn gọn càng tốt. Cách tốt nhất là sử dụng từ khóa của bài viết làm slug.

- Focus Keyword
Là từ khóa mục tiêu mà bạn muốn xếp hạng cao nhất trên Google. Viung cấp từ khóa mục tiêu giúp Yoast SEO phân tích trang của bạn đã được tối ưu cho từ khóa đó hay chưa.
- Page Analysis
Kết quả phân tích trang của Yoast SEO cho từ khóa mục tiêu sẽ được hiển thị tại đây, hay quan sát và chỉnh sửa lại bài viết cho tối ưu nhất có thể.
Tuy nhiên, bạn cũng chỉ cần tối ưu một số tiêu chí sau:
-
- Từ khóa mục tiêu nên ở gần tiêu đề của bài viết càng tốt.
- Từ khóa mục tiêu nên xuất hiện trong 100 từ đầu tiên của bài viết. Bạn không cần tối ưu mật độ từ khóa. Chỉ cần lặp lại từ khóa vài lần ở đầu, thân, và phần cuối bài viết là ổn.
- Có từ khóa ở thẻ H2 và thẻ alt của hình ảnh.
- Advanced
Ở phần này bạn giữ nguyên các thiết lập mặc định. Nếu bạn muốn thay đổi thiết lập riêng cho bài viết thì có hãy tham khảo phần giải thích dưới đây:
-
- Meta Robots Index: Quyết định post hoặc page có được đánh chỉ mục bởi bộ máy tìm kiếm hay không.
- Meta Robots Follow: Quyết định xem bộ máy có tiếp tục dò theo các liên kết (follow) trong bài viết hay không.
- Meta Robots Advanced: Đề cập một số tag meta, không quan trọng.
- Canonical URL: Bạn sử dụng tính năng này khi muốn xuất bản lại nội dung đã có ở một nơi nào đó trên web. Ở đây bạn sẽ nhập vào URL bài gốc để tránh nguy cơ bị phạt vì trùng lặp nội dung.
- Social
Do mỗi mạng xã hội lại có những chuẩn riêng nên ở đây bạn có thể thiết lập và tối ưu phần Tiêu đề, mô tả và ảnh đại diện cho bài post trên từng mạng xã hội khác nhau.
- Readability
Yoast SEO sẽ kiểm tra độ dễ đọc bài viết, thông qua độ dài từng đoạn, từng câu, số lượng từ cho mỗi tiêu đề, và từng câu. Nếu bài viết là tiếng Anh sẽ có thêm điểm dễ đọc dựa trên transition word và passive voice.

Lời kết: Bài viết đã chia sẻ chi tiết cách cài đặt và cấu hình Yoast SEO. Bài viết cũng hướng dẫn ngắn gọn cách sử dụng Yoast SEO để giúp bạn có những bài viết chuẩn SEO, đạt điểm cao trên công cụ tìm kiếm của Google. Rất mong những chia sẻ này sẽ giúp ích trong quá trình SEO của mọi người nhé.