Tổng hợp cách tính chi phí chạy quảng cáo Facebook 2021

Quảng cáo Facebook (Facebook Ads) là một dịch vụ quảng cáo của Facebook, cho phép hiển thị các thông tin quảng cáo sản sản phẩm, chương trình ưu đãi đến những đối tượng khách hàng tiềm năng trên Facebook. Để quảng cáo sản phẩm/dịch vụ hay thương hiệu của mình trên kênh mạng xã hội này, các doanh nghiệp/cá nhân cần trả một khoản phí để hiển thị mẫu quảng cáo ở những vị trí quy định trên Facebook. 

Vậy cách tính phí quảng cáo trên facebook như thế nào? Có bao nhiêu cách tính chi phí? Cùng theo dõi bài viết này để giải đáp những thắc mắc này nhé!

Tổng hợp cách tính chi phí chạy quảng cáo Facebook 2021
Tổng hợp cách tính chi phí chạy quảng cáo Facebook 2021

Các cách tính chi phí quảng cáo Facebook

Hiện tại Facebook cho phép các nhà quảng cáo lựa chọn các cách tính phí chạy quảng cáo, bao gồm các phương thức sau:

1. CPC – Cost per click

Xem thêm: Viết content

CPC là viết tắt của cụm từ Cost per click. Đây là Hình thức quảng cáo tính phí dựa vào số lần click vào quảng cáo. Các doanh nghiệp cực kỳ yêu thích những chiến dịch quảng cáo như thế này bởi nó mang lại hiệu quả lợi nhuận cực tốt.

CPC là hình thức quảng cáo tính phí dựa vào số lần click vào quảng cáo
CPC là hình thức quảng cáo tính phí dựa vào số lần click vào quảng cáo
  • Ưu điểm của CPC

Ưu điểm lớn nhất của hình thức quảng CPC đó là tối ưu được ngân sách quảng cáo. Cụ thể trong trường hợp quảng cáo của bạn hiển thị đến những đối tượng khách hàng không có nhu cầu với sản phẩm/dịch vụ, nếu họ không nhấp vào quảng cáo thì doanh nghiệp bạn sẽ không mất khoản phí nào cả

  • Nhược điểm

Chi phí quảng cáo của hình thức quảng cáo CPC có phần nhỉnh hơn một chút so với CPM. Ngoài ra, doanh nghiệp chỉ có thể tối ưu mẫu quảng cáo mà không thể xác định được số lượt nhấp chuột, tức là nếu đối thủ nhìn thấy quảng cáo và nhấp vào, bạn vẫn bị tính phí.

2. CPM – Cost per mille

CPM (Cost Per Mile) là hình thức trả phí dựa vào số lượt hiển thị quảng cáo, không cần biết người dùng có tương tác hay không. Ví dụ: Với 1000 lượt hiển thị quảng cáo doanh nghiệp sẽ mất một khoản tiền cho 1000 lượt hiển thị đó.

Ví dụ: Quảng cáo của bạn hiển thị 1000 lần bị trừ số tiền là 500đ vậy CPM là 50.000đ

CPC - CPM
CPC – CPM
  • Ưu điểm

Hình thức quảng cáo này phù hợp với các doanh nghiệp đang có nhu cầu quảng bá thương hiệu nhiều hơn là bán hàng. Quảng cáo CPM đảm bảo rằng quảng cáo của bạn sẽ được tiếp cận đến tối tệp đối tượng khách hàng mục tiêu một cách liên tục.

Chi phí CPM thấp hơn so với hình thức tính phí quảng cáo CPC.

  • Nhược điểm

Với hình thức tính phí CPM, doanh nghiệp sẽ khó nhắm quảng cáo đến đúng đối tượng khách hàng tiềm năng.

Với trường hợp quảng cáo bị phân phát đến những trang web nội dung có lượng người dùng truy cập thấp thì cơ hội tiếp cận người dùng của quảng cáo sẽ bị giảm đi một cách đáng kể.

3. CPA – Cost per Action

CPA  viết tắt của Cost per Action là phương thức quảng cáo doanh nghiệp sẽ trả tiền cho mỗi hành động hoặc sự chuyển đổi đủ điều kiện của người dùng, như hoàn thành mẫu đăng ký, tham gia sự kiện, tải phần mềm ứng dụng, đăng ký tài khoản, điền form, mua hàng…

CPA phù hợp khi doanh nghiệp đã có sẵn tệp khách hàng tiềm năng, ngân sách quảng cáo lớn và đặt mục tiêu bán hàng ngay trên mẫu quảng cáo.

Trường hợp bạn đang muốn tổ chức một chương trình dùng thử miễn phí, tức là không nhằm mục tiêu chuyển đổi, thì CPM sẽ là lựa chọn hợp lý hơn.

CPA là phương thức quảng cáo trả tiền cho mỗi hành động hoặc sự chuyển đổi đủ điều kiện của người dùng
CPA là phương thức quảng cáo trả tiền cho mỗi hành động hoặc sự chuyển đổi đủ điều kiện của người dùng
  • Ưu điểm

Giúp doanh nghiệp tối ưu tối đa chi phí quảng cáo, khi chỉ cần trả phí quảng cáo trong trường hợp người dùng thực hiện hành vi cụ thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

  • Nhược điểm

Chi phí để trả cho một chuyển đổi CPA là khá tốn kém.

4. CPV – Cost per View

CPV là từ viết tắt của “Cost per View”, đây là hình thức quảng cáo sẽ trả phí cho quảng cáo Video. Bạn sẽ trả tiền mỗi khi người dùng bấm vào xem Video, nếu người dùng nhìn thấy video của bạn nhưng không click xem video thì bạn sẽ không phải trả CPV phù hợp với với mục đích tăng nhận diện thương hiệu, quảng cáo các video âm nhạc, phim mới ra hay nấu ăn…

CPV là hình thức quảng cáo sẽ trả phí cho quảng cáo Video
CPV là hình thức quảng cáo sẽ trả phí cho quảng cáo Video
  • Ưu điểm

Chi phí quảng cáo khá thấp.

  • Nhược điểm

Không phù hợp nếu mục đích bán hàng ngay trên mẫu quảng cáo

5. CPL – Cost per Like 

CPL viết tắt của Post per like: đây là cách tính phí trực tiếp dựa trên lượt like Fanpage. 

Tuy nhiên, nếu mới bạn mới bắt đầu kinh doanh trên Facebook thì không nên sử dụng hình thức này vì chi phí sẽ khá cao và không thực sự phù hợp với mục đích kinh doanh của bạn.

Hình thức CPL sẽ phù hợp hơn với doanh nghiệp hay cá nhân đã kinh doanh một thời gian trên facebook khi đã xây dựng được thương hiệu nhất định và đang cần tăng lượng khách hàng trung thành.

CPL là cách tính phí trực tiếp dựa trên lượt like Fanpage
CPL là cách tính phí trực tiếp dựa trên lượt like Fanpage

Ngoài ra còn có một số hình thức tính phí khi chạy quảng cáo Facebook khác như:

  • CPI (Cost per installation): Tính phí theo lượt cài đặt ứng dụng điện thoại, thông qua đường dẫn quảng cáo được đặt trên Facebook.
  • CPS (Cost Per Sale): hình thức tính phí này thường được áp dụng trong Affiliate Marketing. Giả sử A tham gia Affiliate Marketing cho công ty B. Mỗi khi người dùng truy cập Web của người A, bấm vào link Affiliate để mua sản phẩm của công ty B, thì  A sẽ được trả tiền hoa hồng trên sản phẩm.
  • CPD (Cost Per Duration): là hình thức tính phí dựa trên thời gian hiển thị. Chi phí quảng cáo này rất tốn kém vì hiệu quả quảng cáo của nó rất lớn.
  • CPO (Cost Per Order): là hình thức trả  phí dựa trên mỗi lượt đặt mua hàng. CPO khác với CPS ở chỗ là bạn sẽ được tính tiền ngay khi khách hàng đặt mua (không cần biết đơn hàng có thành công hay không). Còn CPS là khi đơn hàng đã hoàn tất thì bạn mới được tính phí.

Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí quảng cáo Facebook

Xem thêm: Kích thước ảnh chạy quảng cáo Facebook chuẩn

Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí quảng cáo Facebook
Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí quảng cáo Facebook
  • Đối tượng mục tiêu (Audience)

Đối tượng sẽ ảnh hưởng đến chi phí chạy quảng cáo Facebook theo nhiều cách khác nhau, tệp đối tượng mục tiêu có thể khiến chi phí quảng cáo tăng hoặc giảm. Để thu được kết quả tốt nhất với lượng ngân sách quảng cáo tiết kiệm, nhà tiếp thị cần phải xây dựng một tệp đối tượng cụ thể, phù hợp với sản phẩm/dịch vụ đang cung cấp. Tránh việc nhắm đối tượng rộng, không có mục tiêu chân dung khách hàng mục tiêu rõ ràng.

  • Chất lượng content quảng cáo

Nội dung content có ảnh hưởng khá lớn đến chi phí quảng cáo, với quảng cáo được thiết kế cuốn hút về mặt nội dung và hình ảnh, kết hợp với việc phân phối đúng tệp đối tượng mục tiêu, vào thời điểm thích hợp sẽ có thể giảm đáng kể giá quảng cáo Facebook.

Với những quảng cáo có chứa từ phản cảm hay nội dung sơ sài, hình ảnh mờ sẽ bị Facebook đánh giá không cao. Từ đó làm giảm tỷ lệ nhấp chuột và tiếp cận từ đối tượng khách hàng. Vì vậy, trước khi cho chạy quảng cáo hãy đảm bảo content của bạn phải thật chỉnh chu để gây được ấn tượng đối với khách hàng và phần nào giảm được chi phí quảng cáo.

  • Mục tiêu quảng cáo

Có nhiều loại mục tiêu chạy quảng cáo mà các doanh nghiệp có thể tùy chọn hướng đến, ví dụ như Nhận thức thương hiệu, Chuyển đổi… sẽ có ảnh hưởng đến chi phí quảng cáo Facebook. Mục tiêu chiến dịch liên quan đến gia chuyển đổi thường sẽ tiêu tốn nhiều ngân sách hơn các chiến dịch về quảng bá nhận thức thương hiệu (tương tác, like, share…)

  • Giá thầu quảng cáo

Việc đặt giá thầu quảng cáo sẽ liên quan đến phương thức trả chi phí cho Facebook. Hiện nay, Facebook cho các nhà quảng cáo chọn lựa phượng thức trả chi phí quảng cáo như CPC, CPM, CPA…Để tiết kiệm chi phí quảng cáo, bạn cần phải lựa chọn cách thức trả phí quảng cáo phù hợp với chiến dịch cần chạy. Ngoài ra, có thể tham khảo các chiến dịch đặt giá thầu tự động của Facebook ads.

  • Thời điểm chạy quảng cáo

Trong năm, sẽ có một số thời điểm được  xem là thời gian vàng để chạy quảng cáo, ví dụ như Giáng sinh, các ngày lễ tết, black Friday. Các thời điểm này khách hàng sẽ có nhu cầu mua sắm tăng cao làm tăng độ hiệu quả và lượng truy cập cho chiến dịch. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường thì thời gian này cũng khiến chi phí quảng cáo sẽ cao hơn so với khung giờ hay ngày bình thường.

  • Đối thủ cạnh tranh

Chắc chắn không chỉ có mỗi doanh nghiệp bạn chạy quảng cáo Facebook, mà mọi doanh nghiệp trong đó có đối thủ cạnh tranh của bạn cũng đang quảng cáo trên facebook. Khi có nhiều quảng cáo cùng thuộc một lĩnh vực, sản phẩm/dịch vụ sẽ khiến mức độ cạnh tranh tăng cao và ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí quảng cáo. Càng nhiều nhà quảng cáo cạnh tranh cho cùng một sản phẩm/dịch vụ thì chi phí quảng cáo sẽ càng cao.

  • Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh

Theo thống kê thị trường quảng cáo Facebook cho thấy, sẽ có một số lĩnh vực quảng cáo có mức chi phí cao hơn với các lĩnh vực khác, như lĩnh vực tài chính, bảo hiểm và dịch vụ tiêu dùng. Do đó, nếu doanh nghiệp ban đang hoạt động thuộc lĩnh vực này thì cần phải đầu tư và nghiên cứu kỹ quảng cáo trước khi chạy để đảm bảo giảm thiểu chi phí nhất có thể.

Mẹo giảm chi phí quảng cáo Facebook

Xem thêm: Facebook Ads là gì?

Mẹo giảm chi phí quảng cáo Facebook
Mẹo giảm chi phí quảng cáo Facebook
  • Chia nhỏ chiến dịch

Với những chiến dịch dài, bạn có thể chia nhỏ thành các chiến dịch nhỏ hơn và thực hiện từng chiến dịch với các gói thầu thấp. Mục đích của việc làm này là nhằm tăng được lượt hiển thị với chi phí thấp hơn.

  • Test nhiều chiến dịch nhỏ

Việc chạy thử các chiến dịch nhỏ nhằm tham khảo tệp khách hàng và thị trường, từ đó giúp bạn đánh giá và đo lường được mức độ hiệu quả. Từ kết quả này, bạn sẽ biết nên thực hiện theo hướng nào là tốt ưu nhất. Hạn chế được các rủi ro so với chạy trực tiếp một chiến dịch lớn ngay từ đầu.

  • Thiết lập phạm vi quảng cáo phù hợp

Bạn cần xác định được phạm vi sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp bạn có thể tiếp cận. Việc bạn để phạm vi lớn sẽ chỉ làm chi phí trở nên đắt đỏ. Tưởng tượng rằng, bạn chạy quảng cáo cho một quán ăn chỉ bán ở Hà Nội nhưng bạn lại chạy quảng cáo hiển thị cả ở Hồ Chí Minh?

  • Tận dụng tối đa không gian quảng cáo

Facebook giới hạn 25 ký tự cho tiêu đề quảng cáo và 135 ký tự cho nội dung quảng cáo. Bạn cần tận tối đa không gian Facebook cho phép bằng cách thể hiện được hết các thông tin nổi bật của sản phẩm/dịch vụ để giúp quảng cáo của bạn được lượt tiếp cận cao & đúng đối tượng và giúp bạn tối ưu chi phí quảng cáo Facebook.

  • Sử dụng tài khoản Business để lập Fanpage

Để lập Fanpage facebook bạn có thể dùng 2 loại tài khoản đó là tài khoản cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu sử dụng tài khoản doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ thêm một số chức năng hữu ích như:

  • Được Facebook hỗ trợ nhanh nhất việc cập nhật sớm nhất các tính năng hay phần mềm về quảng cáo.
  • Được Facebook cung cấp đầy đủ các công cụ hỗ trợ trong trình quảng cáo suốt quá trình chạy chiến dịch quảng cáo.
  • Được Facebook Ads Team hỗ trợ chu đáo nếu như bạn gặp phải sự cố khi chạy quảng cáo.
  • Quản lý trang Fanpage tối ưu hơn nhiều khi sử dụng tài khoản cá nhân và có khả năng quản lý nhiều Fanpage cùng lúc trên cùng một trình duyệt

Nên tự chạy quảng cáo hay thuê dịch vụ quảng cáo Facebook bên ngoài ?

Lời khuyên của admin là Có. Nếu doanh nghiệp bạn có nhân viên chạy quảng cáo thì sẽ có lợi rất nhiều. Bởi sẽ không có ai hiểu sản phẩm/dịch vụ hơn chính các các nhân viên trong công ty của bạn. Ngoài ra, những trường hợp thay đổi về thông tin sản phẩm sẽ dễ dàng điều chỉnh kịp thời. 

Trường hợp, nếu doanh nghiệp không có ai có kiến thức về quảng cáo Facebook thì cũng đừng cố gắng tự chạy. Việc không có kiến thức sẽ làm việc chạy quảng cáo không thu được kết quả, lãng phí tiền và ảnh hưởng đến chất lượng trang.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo Facebook giá rẻ. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo và tìm hiểu kỹ để chọn được các công ty uy tín, tránh những dịch vụ chạy quảng cáo mang mác giá rẻ nhưng có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro trong với việc xây dựng thương hiệu về lâu dài hoặc ảnh hưởng đến chất lượng trang, thậm chí là bị cấm quảng cáo…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *