Mô hình kinh doanh là gì? Các bước xây dựng Mô hình kinh doanh hiệu quả

Mỗi lĩnh vực, mỗi doanh nghiệp sẽ có một mô hình kinh doanh phù hợp và mô hình kinh doanh có sức ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu, sự phát triển của một doanh nghiệp. Vậy mô hình kinh doanh là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh? Làm thế nào để xây dựng được mô hình kinh doanh phù hợp và hiệu quả nhất?

Cùng theo dõi bài viết dưới đây của ddi.vn để giải đáp tất cả những thắc mắc này nhé!

Mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh (tiếng Anh gọi là Business Model), thuật ngữ này bắt đầu phổ biến vào những năm 90 của thế kỷ 20.

Mô hình kinh doanh là một khái niệm trừu tượng của một tổ chức, nó có thể là một khái niệm, văn bản và/hoặc đồ hoạ của cấu tạo tương quan, hợp tác, sự sắp xếp tài chính được thiết kế và được phát triển bởi một tổ chức hiện tại và trong tương lai, cũng như tất cả các sản phẩm chính và/hoặc các dịch vụ mà công y cung cấp, hoặc sẽ cung cấp, dựa vào sự sắp xếp cần thiết đó để đạt được mục tiêu và mục đích chiến dịch của nó.” Đây là khái niệm được đúc kết bởi AI – Debei, EI – Haddadeh và Avison (2008

Hiểu đơn giản, mô hình kinh doanh dùng để mô tả các khía cạnh chính của kinh doanh, bao gồm: mục đích, quá trình kinh doanh, khách hàng mục tiêu, các đề xuất, chiến lược, cơ sở hạ tầng, cấu trúc tổ chức, nguồn tài nguyên, thực hiện giao dịch, quá trình tổ chức và chính sách bao gồm văn hoá. 

Xem thêm: Insight khách hàng

Tầm quan trọng của mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh là cốt lõi của một doanh nghiệp!

Tầm quan trọng của mô hình kinh doanh
Tầm quan trọng của mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh được đánh giá là giữ vai trò rất quan trọng đối với một doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập. Bởi vì, nó xác định được vị trí hiện tại của doanh nghiệp trên thị trường, đặt ra những mục tiêu trong tương lai và cách để đạt được mục tiêu đó. 

Việc cần làm của một doanh nghiệp mới thành lập, đó là xây dựng được mô hình kinh doanh phù hợp cho riêng mình:

  • Mô hình phù hợp giúp doanh nghiệp có định hướng trước khi bước vào thị trường kinh doanh rộng lớn. Hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá năng lực, cơ hội và tiềm năng hay những thách thức trên con đường xây dựng giá trị của doanh nghiệp.
  • Mô hình giúp người quản lý dễ dàng nhận định về các vấn đề liên quan đến thị trường, giá trị mang lại cho người tiêu dùng, khách hàng mục tiêu. Từ đó cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ, xây dựng giá trị thực của doanh nghiệp hướng đến khách hàng.
  • Mô hình phát triển giúp người quản lý, nhân viên, các bộ phận khác trong doanh nghiệp hoạt động thành theo một thể thống nhất. Đồng thời sẽ chịu trách nhiệm cho tất cả những hoạt động đã làm, thời gian, tài nguyên và mục tiêu đề ra hay kết quả đạt được.

Những yếu tố hình thành Mô hình kinh doanh

Những yếu tố hình thành Mô hình kinh doanh
Những yếu tố hình thành Mô hình kinh doanh

Dựa vào sơ đồ trên ta thấy, một mô hình kinh doanh bao gồm 4 trụ cột với 9 nhân tố như sau:

  • Quản trị cơ sở hạ tầng (Khu vực hoạt động): Hoạt động chính, Năng lực cạnh tranh cốt lõi và Mạng lưới đối tác
  • Sản phẩm (Khu vực sản phẩm/Dịch vụ): Giá trị đề nghị
  • Khách hàng (Khu vực khách hàng): Khách hàng mục tiêu, Kênh phân phối và Quan hệ khách hàng
  • Tài chính (Khu vực tài chính): Cấu trúc chi phí và Mô hình doanh thu

#1 Hoạt động chính

Để xây dựng một mô hình kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện một số hoạt động chủ chốt, các hoạt động này doanh nghiệp có thể tự thực hiện hoặc thông qua mạng lưới đối tác.

#2 Các nguồn lực chính

Là khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Trong bất kỳ một lĩnh vực nào đó, doanh nghiệp muốn thành công thì phải có một số năng lực cốt lõi nhất định, chính những nguồn lực này sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. 

 Ví dụ của các nguồn lực chính có thể là: con người, tài chính, vật chất và trí tuệ.

#3 Mạng lưới đối tác

Bao gồm các tổ chức có quan hệ hợp tác với doanh nghiệp của bạn. Các đối tác hợp tác với nhau để chia sẻ, bổ sung và mở rộng các nguồn lực của nhau để tăng doanh thu, tăng năng lực cạnh tranh. 

Xem thêm: Xây dựng thương hiệu

#4 Giá trị đề nghị

Giá trị đề nghị hay giá trị kinh doanh chính là lợi ích sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đem đến cho khách hàng. Để giá trị đề nghị được cao, trước tiên cần xác định các phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới. 

Để doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả thì cần phải nâng cao giá trị đề nghị. Có nghĩa là, ngày càng làm cho khách hàng hài lòng về sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Phải cho khách hàng thấy được những lợi thế của mình, khiến cho khách hàng chọn sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn thay vì của đối thủ.

Nhìn chung, giá trị đề nghị sẽ có 2 dạng chính: 

  • Dạng định lượng: giá sản phẩm, hiệu quả của sản phẩm và dịch vụ đem lại
  • Dạng định tính: trải nghiệm khách hàng, chất lượng sản phẩm

#5 Khách hàng mục tiêu

Đây chính là đối tượng khách hàng chính mà doanh nghiệp hướng đến, chính những khách hàng này sẽ quyết định sự phát triển của doanh nghiệp thông qua hành vi mua hàng. 

Mô hình kinh doanh cần phải mô tả rõ ràng, thể hiện sự thấu hiểu đối với từng nhóm khách hàng mục tiêu và nhận biết được nhóm khách hàng tiềm năng cũng như nhu cầu của họ. 

#6 Kênh phân phối

Là nơi doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm/dịch vụ, là cầu nối giữa doanh nghiệp và những đề xuất giá trị của doanh nghiệp với khách hàng. 

Khi công nghệ phát triển như hiện này thì kênh phân phối ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết trong xây dựng Mô hình kinh doanh. 

#7 Quan hệ khách hàng

Là hình thức kết nối, tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng. Việc quản lý mối quan hệ khách hàng trong mô hình kinh doanh là điều cốt yếu để thỏa mãn sự mong đợi của khách hàng. Khách hàng ở phân khúc khác nhau sẽ có những mong muốn khác nhau về mối quan hệ với doanh nghiệp.

Để phát triển bền vững, doanh nghiệp cần xác định được cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần trả lời 3 câu hỏi: 

  • Làm thế nào để thu hút khách hàng mới?
  • Làm thế nào để tăng khả năng khách hàng quay trở lại mua hàng trong tương lai?
  • Làm thế nào để giữ chân khách hàng ở lại lâu với doanh nghiệp? 

Xem thêm: Customer insight là gì?

#8 Cấu trúc chi phí

Là tất cả các chi phí doanh nghiệp phải chịu khi vận hành Mô hình kinh doanh. 

#9 Doanh thu

Là nguồn thu nhập doanh nghiệp có được từ khách hàng, nhờ giá trị từ sản phẩm/dịch vụ và những hoạt động tiếp xúc với khách hàng.

Nguồn doanh thu này sẽ đem lại lợi nhuận để công ty có thể duy trì và phát triển lớn mạnh,  một phần doanh thu này cũng chính là vốn để doanh nghiệp có thể tiếp tục vận hành đầu tư một chu trình mới. Do đó, người làm chủ doanh nghiệp phải tính toán kỹ lưỡng làm sao thu được doanh thu ở mức cao nhất có thể. 

TOP 5 Mô hình kinh doanh hiệu quả hiện nay

  1. Mô hình kinh doanh theo hình thức đăng ký (The Subscription Business Model)
Mô hình kinh doanh theo hình thức đăng ký (The Subscription Business Model)
Mô hình kinh doanh theo hình thức đăng ký (The Subscription Business Model)

Mô hình kinh doanh theo hình thức đăng ký phù hợp là mô hình kinh doanh trong đó khách hàng phải trả một khoản chi phí nhất định theo định kỳ để có quyền sử dụng một sản phẩm, dịch vụ nào đó. 

Mô hình này phổ biến với mọi loại nội dung số, phần mềm, báo, tạp chí, dịch vụ viễn thông và nội dung trực tuyến.

Ví dụ: Ngoài Netflix, Spotify, HelloFresh, Beer Cartel, HBO Go và Disney +…

  1. Mô hình kinh doanh Freemium (Freemium Business Model)
Mô hình kinh doanh Freemium (Freemium Business Model)
Mô hình kinh doanh Freemium (Freemium Business Model)

Đối với mô hình kinh doanh Freemium sẽ phù hợp với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, cụ thể là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ SaaS (Software as a Service). Freemium là sự kết hợp giữa dịch vụ miễn phí và trả phí.

Khi áp dụng Freemium, khách hàng sẽ có thể sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp miễn phí trong một khoảng thời gian với các chức năng nhất định. Nếu khách hàng muốn sử dụng full chức năng thì cần phải trả một khoản phí.

Để kích thích hàng hàng trả phí, trước tiên bản miễn phí cũng cần phải cung cấp cho khách hàng những giá trị nhất định để khuyến khích họ mua sản phẩm/dịch vụ trả phí. Nếu các sản phẩm miễn phí không có giá trị thì mô hình Freemium của doanh nghiệp sẽ không thể phát huy tác dụng. 

Ví dụ: Spotify, LinkedIn, Slack, MailChimp,…

  1. Mô hình kinh doanh nhượng quyền (Franchising Business Model)
Mô hình kinh doanh nhượng quyền (Franchising Business Model)
Mô hình kinh doanh nhượng quyền (Franchising Business Model)

Mô hình kinh doanh nhượng quyền có nghĩa là bên nhượng quyền (franchiser) sẽ cung cấp cho bên được nhượng quyền (franchisee) giấy phép kinh doanh, thương hiệu, tài liệu đào tạo, công thức chế biến…

Bên được nhượng quyền được phép kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ của bên nhượng quyền. Ngược lại, bên nhượng quyền được trả tiền bản quyền thương hiệu. Ngoài ra, bên nhượng quyền có thể được nhận phần trăm doanh thu theo thỏa thuận hai bên.

Ví dụ: Starbucks, Domino’s, Subway, UPS Store,… 

  1. Mô hình kinh doanh Dropshipping (Dropshipping Business Model)

Mô hình kinh doanh Dropshipping cho phép doanh nghiệp bán hàng nhưng không cần phải bỏ vốn nhập hàng. 

Mô hình kinh doanh Dropshipping (Dropshipping Business Model)
Mô hình kinh doanh Dropshipping (Dropshipping Business Model)

Đối với mô hình kinh doanh  Dropshipping,  công việc chính của doanh nghiệp là tìm kiếm khách hàng và sau đó nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp sẽ gửi hàng trực tiếp đến địa chỉ của khách hàng.

Lợi nhuận của doanh nghiệp chính là phần chênh lệch giữa giá bán của nhà sản xuất/nhà cung cấp với giá mà doanh nghiệp bán cho khách hàng.

Ví dụ: Doba, Oberlo, Dropship Direct,…

  1. Mô hình kinh doanh thương mại điện tử (E-commerce Marketplace Business Model)

Hiện nay, mô hình này kinh doanh đang được đánh giá là phổ biến và đem lại hiệu quả nhất. 

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử (E-commerce Marketplace Business Model)
Mô hình kinh doanh thương mại điện tử (E-commerce Marketplace Business Model)

Việc xây dựng một trang web thương mại điện tử không quá tốn kém, tạo điều kiện thuận lợi cho cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Về cơ bản, có 2 loại mô hình kinh doanh thương mại điện tử chính:

  • Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2B: tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ từ doanh nghiệp này tới một doanh nghiệp khác thông qua các sàn thương mại điện tử, hoặc các website hay kênh thương mại điện tử của từng doanh nghiệp. Ví dụ: Tiki hay Lazada…
  • Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2C: doanh nghiệp bán hàng trực tiếp tới khách hàng thông qua các sàn thương mại điện tử. Ví dụ: Elise, HoangPhuc, Bibomart…

Từng bước xây dựng Mô hình kinh doanh hiệu quả

các bước xây dựng Mô hình kinh doanh hiệu quả
các bước xây dựng Mô hình kinh doanh hiệu quả

Bước 1: Khảo sát và đánh giá nhu cầu khách hàng 

Tại bước này, bạn cần xác định được đối tượng khách hàng cần nhắm đến cho sản phẩm/dịch vụ của bạn là ai? Nhu cầu và sự quan tâm của họ là gì? Cần phải làm gì để thu hút khách hàng?

Từ những dữ liệu này, bạn sẽ đưa ra được những ý tưởng, định hướng kinh doanh phù hợp và hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.

Bước 2: Xây dựng ý tưởng kinh doanh 

Sau khi biết khách hàng thích gì, cần gì thì tiếp theo việc cần làm là tạo ra những sản phẩm, dịch vụ giá trị hay các hoạt động cần thiết để đáp để thỏa mãn nhu cầu của họ.

Bên cạnh đó, là các sản phẩm hoặc dịch vụ phải luôn được đổi mới, cải tiến, bắt kịp xu hướng tạo sức hút cho khách hàng mới và khách hàng cũ, tạo ra những sản phẩm khác biệt có lợi thế hơn đối thủ. Chất lượng sản phẩm/dịch vụ cũng hết sức quan trọng, bởi khách hàng sẽ chỉ mua hàng của bạn khi sản phẩm bạn cung cấp hợp lý với giá tiền mà họ bỏ ra mà thôi.

Bước 3: Lên ý tưởng chi tiết cho các kênh kinh doanh

Các kênh kinh doanh/kênh phân phối sẽ là nơi doanh nghiệp được giao tiếp với khách hàng của mình. Thông qua mỗi kênh phân phối sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được các chiến lược kinh doanh hiệu quả như: giá cả, tiếp thị, duy trì và phân phối các hoạt động kinh doanh như thế nào hiệu quả, phù hợp với thị trường ở từng thời điểm khác nhau.

Bước 4: Lập kế hoạch kinh doanh và thử nghiệm trên thực tế

Trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh sẽ cho giúp bạn có thể kiểm tra được các chi phí, chất lượng, giá cả và những nguy cơ có thể xảy ra. Từ đó, đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời các phát sinh tiêu cực . 

Ngoài ra, việc lập kế hoạch kinh doanh còn giúp cho hoạt động của doanh nghiệp đi vào quy trình, chi tiết trong từng khâu và có mục tiêu cụ thể hơn. Giúp kế hoạch kinh doanh có tính thực thi cao hơn.

Việc lập kế hoạch kinh doanh thử nghiệm sẽ phần nào giúp cho các doanh nghiệp có thể tránh khỏi những rủi ro lớn. Việc thử nghiệm trên một thị trường quy mô nhỏ trước sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ hiệu quả và tính khả quan của kế hoạch trước khi áp dụng vào thực tế.

Bước 5: Hoàn thiện Mô hình kinh doanh và đưa vào hoạt động

Sau khi đã phác họa thành công Mô hình kinh doanh, bước tiếp theo là doanh nghiệp bắt tay vào xây dựng và thực tế hóa mô hình.

  • Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất: thuê văn phòng, sắm trang thiết bị, dây chuyền máy móc, chuẩn bị cả nguồn nhân lực và tài chính để thực hiện kế hoạch.
  • Tìm kiếm các đối tác tiềm năng để xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững và lâu dài hơn. 
  • Đối với các doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi nghiệp, có thể triển khai việc huy động vốn từ các nhà đầu tư bằng cách trình bày kế hoạch, phân tích các mặt ưu điểm của mô hình kinh doanh để thu hút vốn đầu tư.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *