Bounce rate là gì?

Bounce rate hiểu theo nghĩa tiếng việt là Tỷ lệ thoát trang là thuật ngữ dùng để chỉ phần trăm số lượng khách truy cập vào website của bạn sau đó họ dời ngay đi mà không thực hiện thêm bất kì một thao tác nào khác trên trang.
Ví dụ: Khi Bounce rate trang web của bạn là mức 60%, tức là trong 100 người xem trang thì có 40 người tiếp tục theo dõi và thực hiện các thao tác trên website, còn lại 60 người rời đi.
Xem tỷ lệ thoát trang của mình ở đâu?
Google Analytics chính là công cụ cho bạn biết tất cả chỉ số liên quan đến hiệu suất của website và trong đó có Tỷ lệ thoát trang.
Từ Google Analytics vào mục Audience (Đối tượng) > Overview (Tổng quan) để biết Bounce Rate, như hình minh họa dưới đây:

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng Ahrefs từ A-Z
Công thức tính Bounce rate
Công thức tính Bounce Rate

- Tỷ lệ Bounce Rate của website được tính theo công thức: Số lần người dùng truy cập trang và thoát ra luôn chia cho tổng số lượt xem trang.
- Tỷ lệ Bounce Rate của từng trang (Exit Rate) trên một website cũng được tính với công thức tương tự, nhưng có một điểm khác đó là các chỉ số về số lần thoát và số lần truy cập được sử dụng lúc này là của trang được tính.
Trường hợp lượt truy cập duy nhất không được tính là Bounce Rate:
- Event tracking
Ví dụ khi người dùng vào một trang của một website, nhấn nút phát video rồi rời khỏi website mà không truy cập thêm một trang nào khác. Lý do khiến Google không tính lần truy cập này là một lần thoát vì có 2 Gif request được đề xuất trong cùng một session.
- Social Interactions Tracking
Khi người dùng truy cập vào website của bạn và khởi động bất kỳ một sự kiện xã hội nào được theo dõi thông qua mã theo dõi phân tích sự tương tác với mạng xã hội và rời đi mà không đến trang web nào khác.
Ví dụ: Người dùng đến website của bạn, đọc và chia sẻ bài viết thông qua nút share và rời đi mà không đến trang khác.
Google không tính lượt truy cập này là một lần thoát trang, vì trường hợp này cũng có 2 Gif request cùng được đề xuất cho cùng một session.
- Tracked Event
Trường hợp này tracked event tự động thực hiện, mỗi lần trang web được tải thì lượt truy cập không được xem là một lần thoát trang vì có nhiều hơn 1 Gif request.
- Trùng nhiều GATC trên trang web
Nếu trang web chứa nhiều hơn một GATC giống nhau thì sẽ có ít nhất 2 Gif request được thực hiện. Vì vậy lượt truy cập trang duy nhất này không được Google xem như một lần thoát trang.
Bounce rate bao nhiêu là tốt?

Tùy thuộc vào lĩnh vực của website thì sẽ có một tỷ lệ thoát trang được cho là tốt. Bounce rate nên nằm trong khoảng nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ 60%, website có tỷ lệ bounce rate càng thấp thì càng tốt.
Các trang về tin tức, mảng giải trí thường có số lượng người truy cập rất lớn, người theo dõi trang mỗi ngày và nhiều thông tin được cập nhật cùng một lúc, vì vậy lượng bounce rate của dạng website này thường rất thấp. Còn với những website được tìm kiếm trên Google, hoặc thấy trên các trang quảng cáo thì Bounce rate thường sẽ cao hơn.
Tham khảo về tỷ lệ thoát:
- Tỷ lệ thoát “Rất tốt” ở khoảng 26-40%
- Tỷ lệ thoát ‘tốt’ nằm trong khoảng 41-55% (mức trung bình thô)
- Tỷ lệ thoát ‘khá tốt’ nằm trong phạm vi 56-70%
- Trên 70% là khá tệ cần chú ý tìm cách làm giảm con số này xuống
Xem thêm: Canonical URL là gì?
Vai trò của Bounce rate là gì?

- Bounce rate giúp bạn xác định được mức độ hài lòng của khách hàng
Qua Bounce rate sẽ giúp bạn biết được mức độ hài lòng của khách hàng khi họ truy cập vào website của bạn. Một nội dung không có giá trị hoặc không liên quan đến tiêu đề trên website của bạn sẽ khiến người dùng xem khó chịu và thoát ra ngay. Điều này cho thấy trang của bạn không đáp ứng được trải nghiệm của người dùng và dẫn đến chỉ số Bounce rate tăng cao.
Ngoài ra, với các bài viết chuẩn SEO sẽ luôn kèm các liên kết nội bộ để dẫn người dùng từ trang này qua trang khác. Chỉ số Bounce rate cũng sẽ có tác dụng phần nào thể hiện những liên kết này có đang được sắp xếp đúng cách hay không.
- Bounce rate giúp xác định lượng truy cập tốt nhất đến từ nguồn nào
Khi xem Bounce rate trong Google Analytic, bạn sẽ biết được chủ đề nào đang được nhiều người quan tâm nhất hoặc bài viết nào được nhiều người xem nhất. Ngoài ra, nó còn cho bạn biết điều gì đang thu hút người dùng nhấp vào liên kết trên Trang kết quả tìm kiếm và biết được nguồn đem lại lượng truy cập tốt nhất đến từ đâu.
Tỷ lệ thoát trang còn giúp bạn xác định được từ khóa liên quan đang được khách hàng quan tâm. Qua đó, giúp bạn dễ dàng đưa ra được hướng phát triển nội dung cũng như xây dựng các liên kết phù hợp nhất.
- Bounce rate là dấu hiệu nhận biết cấu trúc website hiện tại
Bounce rate tăng cao có thể nguyên nhân là do cấu trúc website chưa tối ưu, tốc độ load trang bị chậm, giao diện website bị lỗi hoặc trang không thân thiện với nền tảng di động,… những tình huống này yêu cầu các nhà phát triển web phải có biện pháp khắc phục nhanh chóng nhất.
Nguyên nhân khiến Bounce rate tăng cao?
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến Tỷ lệ thoát tăng cao:
- Tốc độ tải trang quá chậm
- Nội dung không chất lượng, không liên quan đến tiêu đề
- Các trang có quá nhiều quảng cáo
- Các trang có popup ngay sau người dùng truy cập vào trang
- Các trang không có nội dung
- Trải nghiệm người dùng chưa tốt (liên quan đến bố cục, màu sắc, hình ảnh, cách trình bày,…)
- Các trang không có phiên bản thân thiện với thiết bị mobile
- Trang không có liên kết nội bộ
Những cách làm giảm Bounce rate cho website

1. Tối ưu tốc độ load trang trang trên PC và mobile
Tốc độ load trang quá chậm là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến người dùng khó chịu và thoát khỏi trang ngay từ giây phút đầu tiên. Để cải thiện tình trạng này, nhà phát triển web cần xử lý các yếu tố khiến website tải lâu trên PC và cả điện thoại di động như: dung lượng hình ảnh, hosting chất lượng thấp, sử dụng theme quá nặng, lỗi cache và tối ưu dữ liệu,… hoặc tham khảo những công cụ hỗ trợ tăng tốc website.
Xem thêm: Kiểm tra tốc độ website
2. Xây dựng nội dung chất lượng
Nội dung bài viết luôn là yếu tố quan trọng để thu hút và đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng. Có 2 vấn đề bạn cần lưu ý:
- Nội dung bài viết phải liên quan đến tiêu đề và đoạn mô tả xuất hiện trên Trang kết quả tìm kiếm.
- Nội dung trong bài viết phải hấp dẫn, trình bày mạch lạc, có trọng tâm và kích thích được tính tò mò của người xem, khiến họ phải thực hiện hành động tiếp theo.
Ngoài ra, một nội dung nhưng cách trình bày không bắt mắt thì cũng khó thu hút được khách hàng. Vì vậy, bên cạnh nội dung text cũng cần thêm các hình ảnh và video minh họa đặc sắc. Nên kèm theo ít nhất 3 ảnh minh họa trong bài viết 1000 từ (lưu ý: kích thước hình ảnh nên khoảng 500 – 700 px và dung lượng không quá 100kb).
3. Kêu gọi hành động của người đọc
Khi bạn muốn người dùng thực hiện một hành động cụ thể trên website, đừng ngần ngại nói với họ điều đó sẽ giúp bạn giảm được tỷ lệ bỏ trang:
- Khuyến khích họ để lại comment ở cuối bài, like và chia sẻ bài viết
- Hướng họ tới video, slide có nội dung hấp dẫn thú vị
- Kêu gọi hành động đăng ký bản tin, một nút gọi để liên hệ,…
4. Sử dụng liên kết nội bộ trong bài
Sử dụng liên kết nội bộ (Internal Links) là phương thức giảm tỷ lệ thoát trang hiệu quả. Tuy nhiên, cần chèn link đúng chỗ và đúng cách để khơi gợi sự tò mò tìm hiểu thêm thông tin của người xem.
Liên kết nội có chức năng dẫn người dùng từ trang này sang trang khác nhờ vậy giữ chân được khách truy cập ở lại website lâu hơn và giảm Bounce rate trong Google Analytics.
5. Thêm tính năng hiển thị bài viết liên quan (Related Posts)
Sử dụng chức năng Related Posts trong thiết kế website là việc hết sức thông minh, góp phần giảm đi tỷ lệ thoát trang. Các bài viết có cùng chủ đề được đề xuất ngay với người xem sẽ khiến họ tiếp tục nhập liên kết và chuyển sang bài viết tiếp theo.
6. Dùng Pop-up hợp lý
Việc sử dụng Popup xuất hiện ngay hoặc xuất hiện quá nhiều lần khi truy cập trang web đôi khi khiến người xem cảm thấy khó chịu và thoát ra ngay.
Cần sử dụng pop-up thật hợp lý, hạn chế những quảng cáo có thời lượng quá lâu và nội dung, hình ảnh không mấy hấp dẫn khiến người dùng quay đi ngay lập tức.