30 thuật ngữ bạn cần phải biết trong SEO

SEO là viết tắt của từ Search Engine Optimization, có nghĩa là Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. 

SEO website là tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (tiêu biểu là Google) giúp người dùng dễ dàng tiếp cận đến website của bạn nhất. Mục đích của SEO là làm cho website của bạn xuất hiện thuộc Top 10 của trang kết quả của các công cụ tìm kiếm.

30 thuật ngữ bạn cần phải biết trong SEO
30 thuật ngữ bạn cần phải biết trong SEO

30 thuật ngữ SEO bạn cần phải biết:

1. SEM 

SEM là viết tắt của Search Engine Marketing. SEM là sự tổng hợp của nhiều phương pháp marketing nhằm mục đích giúp cho website của bạn đứng ở vị trí như bạn mong muốn trong kết quả tìm kiếm trên internet. 

2. SERP

SERP viết tắt của cụm từ Search Engine Results Page, dùng để chỉ những trang kết quả được các bộ máy tìm kiếm trả về khi người dùng thực hiện truy vấn tìm kiếm tới các bộ máy tìm kiếm này. SERP có hiệu quả giúp website của bạn có thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.

3. SEO onpage 

SEO onpage là thực hiện tối ưu hóa những gì hiển thị trên giao diện trang web như meta, content, heading, hình ảnh,… với mục đích tăng thứ hạng của trang web trên công cụ tìm kiếm, tăng trải nghiệm của người dùng trên website cũng như tăng tỷ lệ chuyển đổi.

4. SEO Offpage 

Seo Offpage chính là tập hợp các thủ thuật tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài website, bao gồm xây dựng liên kết, Marketing trên các kênh Social Media, Social Media Bookmarking,…với mục đích đưa website lên top tìm kiếm của Google cũng như kéo lượng truy cập lớn về.

Xem thêm: Domain là gì?

5. Sitemap

Sitemap (sơ đồ website) là một tập tin liệt kê thông tin của website bao gồm tất cả các URL của trang web. Danh sách liệt kê được sắp xếp theo dạng sơ đồ phân tầng (giảm dần sự quan trọng) giúp các công cụ tìm kiếm thu thập thông tin, lập chỉ mục tất cả các nội dung website của bạn. và biết những URL nào bạn muốn ưu tiên xuất hiện.

6. 301 Redirect or Redirection

301 Redirect (Moved permanently) là một mã trạng thái HTTP ( response code HTTP) để thông báo cho công cụ tìm kiếm rằng các trang web hoặc URL đã chuyển hướng vĩnh viễn sang một trang web hoặc URL khác, có nghĩa là tất cả những giá trị của trang web hoặc URL gốc sẽ chuyển hết sang URL mới.

7. 404 Not Found

Lỗi 404 Not Found còn được gọi là lỗi truy vấn khi trình duyệt giao tiếp với máy chủ, đây thực chất là một mã phản hồi  ở trạng thái HTTP phản hồi đến người dùng để người dùng biết rằng máy chủ của trình duyệt web không thể tìm thấy thông tin hoặc trang web mà người dùng yêu cầu. Lỗi này khiến người dùng cực kỳ khó chịu!

Một số hình thức thông báo lỗi 404 Not Found thường xuất hiện trên các website:

  • 404 Error
  • 404 Not Found
  • Error 404
  • The requested URL [URL] was not found on this server
  • HTTP 404
  • Error 404 Not Found
  • 404 File or Directory Not Found
  • HTTP 404 Not Found
  • 404 Page Not Found

8. Algorithm

Algorithms (hay còn gọi là thuật toán) là một tập hợp hữu hạn các chỉ thị để được thực thi theo một thứ tự đã được lập trình bởi những thông số nhất định nhằm thu được kết quả mong muốn. Trong SEO, Algorithm là công thức được các công cụ tìm kiếm dùng trong việc xếp hạng thứ tự các trang web trên trang hiển thị các kết quả của chúng.

9. Alt Text

Alt Text (văn bản thay thế), là một thuộc tính HTML được áp dụng cho thẻ hình ảnh để cung cấp thay thế văn bản cho các công cụ tìm kiếm. Thẻ Alt Text, là một khía cạnh quan trọng trong việc tối ưu hóa trang web của bạn cho mục đích SEO và có tác động tích cực đến bảng xếp hạng công cụ tìm kiếm.

10. Meta Description

Meta description là một thẻ trong html mang thông tin ngắn gọn trong kết quả tìm kiếm để tóm tắt nội dung tổng quát của website. Meta description giúp người dùng và công cụ tìm kiếm nắm tổng quát về nội dung mà họ sắp truy cập. Tối ưu tốt meta description giúp tăng tỉ lệ người dùng click vào bài viết.

11. URL

URL ( Uniform Resource Locator) là một đường dẫn liên kết đến website, tham chiếu tới các tài nguyên trên mạng Internet. URL dùng để thay thế cho địa IP giúp máy tính có thể giao tiếp với máy chủ, hệ thống server. Các URL giúp xác định cấu trúc của file trên từng website nhất định.

12. Traffic

Traffic là thuật  quan trọng trong SEO, thể hiện số người truy cập vào website của bạn. Lượng traffic càng cao tức lưu lượng truy cập vào website càng nhiều, đồng nghĩa website của bạn nhiều người biết đến và doanh thu kinh doanh từ website sẽ tăng theo. 

Backlink hiểu đơn giản là những liên kết được trả về từ các website, blog, diễn đàn hoặc mạng xã hội khác tới website của mình. Trong quá trình thực hiện SEO, backlink là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xếp hạng trên công cụ tìm kiếm và lượng truy cập trang web của người dùng.

External link hay còn gọi là liên kết ngoài trang web của bạn, là một liên kết từ website của bạn trỏ đến trang website khác (Link out) hoặc tài nguyên khác trên Internet. Tương tự, nếu nếu một website khác linh đến website của bạn (Outbound links) thì đó cũng được gọi là một External link.

Textlink là một siêu liên kết, là một đoạn văn bản chứa liên kết trỏ đến một website khác. Textlink thường được đặt ở header, footer, sidebar hay một chuyên mục bất kỳ.

Link building là một thuật ngữ trong SEO dùng để chỉ quá trình thu thập các siêu liên kết từ các trang web khác trỏ tới trang web của bạn. Hiểu đơn giản, link building là việc tăng số lượng các liên kết trả về (backlinks) về với website mục tiêu.

Xem thêm: KPI SEO là gì?

17. Anchor Text

Anchor Text (tạm dịch là văn bản mỏ neo) là một đoạn văn bản đặc biệt mà có thể nhìn thấy được. Nó chứa liên kết dẫn đến một bài viết, một trang trong website hoặc đến một website bất kỳ nào khác. Những đoạn Text này có tác dụng điều hướng người dùng đến những trang Web khác nhau.

18. Page Rank

Pagerank (PR) là thuật toán phân tích các liên kết dùng để xếp hạng các trang web dựa vào số lượng +và chất lượng backlink trỏ về trang web. Chỉ số đánh giá mức độ uy tín của website do Google đưa ra xếp hạng theo thứ nguyên từ 0 – 10. Chỉ số PR càng cao, mức độ uy tín của website càng cao.

19. Nofollow, Dofollow

  • Nofollow: là những liên kết mà trong đường dẫn của thẻ có cài thêm thuộc tính rel=”nofollow”, khi gắn thẻ này, bot của các công cụ tìm kiếm sẽ không đi qua liên kết này
  • Dofollow: ngược lại với nofollow, dofollow là một thuộc tính của HTML mà ta đặt trong đường dẫn của thẻ, để thông báo bot của Google biết đây là liên kết an toàn, có thể đi theo liên kết và tiến hành index.

Có thể thấy rằng link dofollow tốt hơn vì nó hướng bot của Google giúp tăng lượng traffic, độ phủ thương hiệu và giúp định hình từ khóa cho landing page SEO.

20. Keyword 

Keyword (từ khóa) là những từ và cụm từ mà người dùng  sử dụng để tìm kiếm một nội dung nào đó trên công cụ tìm kiếm. Và là các cụm từ tìm kiếm được các SEOer sử dụng để tối ưu hóa trang web với hy vọng xếp hạng ở đầu kết quả của Google cho các từ khóa cụ thể.

21. Content

Content là những thông tin, thông điệp được truyền tải nhằm mục đích giải quyết các vấn đề, khúc mắc cho người đọc, người xem tại một thời điểm nào đó. Content có thể được truyền tải qua nhiều định dạng nội dung khác nhau như một bài viết, bài hát, bài báo, video, hình ảnh,…

22. Canonical URL

Canonical URL là thành phần HTML nhằm ngăn chặn nội dung bị trùng lặp hoặc bị duplicate. Từ đó giúp công cụ tìm kiếm nhận biết là URL mà bạn muốn nó xuất hiện trong kết quả tìm kiếm và không bị đánh giá trùng lặp trang web.

23. CTR

CTR là tỷ lệ thể hiện tần suất những người thấy quảng cáo của bạn nhấp vào quảng cáo đó. CTR được sử dụng để đánh giá quá trình hiệu suất của từ khóa và quảng cáo của bạn trên một website nào đó.

24. Index

Index (là lập chỉ mục) là quá trình thu thập dữ liệu các website trên Internet của công cụ tìm kiếm với những Website trên Internet. Sau đó, đánh giá và lưu trữ lại trên cơ sở dữ liệu của công cụ tìm kiếm.

25. Crawl

Crawl là quá trình thu thập dữ liệu của công cụ tìm kiếm nhằm tìm nội dung mới hoặc cập nhật những thay đổi trên một trang web bất kỳ. Những định dạng được thu thập dữ liệu gồm: html, hình ảnh, video… 

26. Bounce rate

Bounce (tỷ lệ thoát trang) là thuật ngữ dùng để chỉ phần trăm số lượng khách truy cập vào website của bạn sau đó họ dời ngay đi mà không thực hiện thêm bất kì một thao tác nào khác trên trang.

27. Call to Action (CTA)

CTA được biết đến như một nút kêu gọi hành động, sử dụng trong các trường hợp mời khách hàng mục tiêu thực hiện những hành động ngay lập tức như “gọi ngay bây giờ”, “tìm hiểu thêm”, “ghé thăm cửa hàng ngay hôm nay” hoặc chuyển đến website hoặc một trang web khác….

28. Conversion (Chuyển đổi)

Conversion sẽ được hiểu là hành động chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng, khách hàng ghé qua sang trở thành khách hàng mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ hay thực hiện một hành động nào đó mà website mong muốn.

29. Conversion rate (Tỷ lệ chuyển đổi)

Conversion Rate là một công thức dùng để so sánh tổng số khách truy cập vào một trang web với số người thực hiện một mục tiêu cụ thể nào đó, có thể là trở thành khách hàng trả tiền, người đăng ký hoặc người dùng. Tùy theo dạng website khác nhau mà có thể đặt ra mục tiêu khác nhau và tăng tỷ lệ chuyển đổi theo mục tiêu đó. 

Xem thêm: Lợi ích của Schema là gì?

30. Cost Per Click – CPC (Chi phí mỗi lần nhấp chuột)

Chi phí mỗi lần click chuột (CPC) hay còn gọi là thanh toán mỗi lần click chuột có nghĩa là  bạn trả tiền cho mỗi nhấp chuột vào quảng cáo của mình. 

31. Cost per action -CPA ( Chi phí trên mỗi hành động)

CPA có nghĩa là chi phí cho mỗi lần thực hiện hành động của khách hàng. Sau khi khách hàng xem mẫu quảng cáo của bạn và thực hiện mua hàng, điền thông tin vào form hoặc cài đặt phần mềm thì ta gọi đó là một lượt thực hiện hành động. Khi chiến dịch của bạn được hoàn thành, bạn lấy tổng ngân sách chi tiêu 

cho chiến dịch đó chia cho số lần thực hiện hành động thì đó chính là CPA.

32. Cost per Thousand – CPM (Chi phí trên tỉ lệ 1000)

Đây là cách đặt giá thầu mà bạn trả tiền cho 1000 lượt xem (lượt hiển thị) trên Mạng Hiển thị của Google.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *